18/12/2019 12:28 GMT+7

'Duy trì sĩ số' đại biểu Quốc hội tại các phiên họp... rất khó

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đây là vấn đề được đặt ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sáng 18-12) để đánh giá kết quả kỳ họp thứ 8 của Quốc hội vừa qua.

Duy trì sĩ số đại biểu Quốc hội tại các phiên họp... rất khó - Ảnh 1.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: LÊ KIÊN

Tại phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị nên có đổi mới trong các phiên thảo luận về các dự án luật và kinh tế - xã hội.

Ví dụ, vừa thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ kinh tế - xã hội vào kỳ họp cuối năm, đến tháng 5 năm sau có báo cáo bổ sung lại thảo luận tiếp.

"Có những đại biểu vừa nêu vấn đề đó vào kỳ họp tháng 10, đến kỳ họp sau lại nêu lại. Tôi có cảm giác thảo luận như vậy sẽ không sâu, thiếu hiệu quả và nội dung trùng lắp. Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ hình thức" - ông Hiển bình luận.

Từ phân tích này, ông Hiển đề nghị chỉ nên gửi báo cáo tới các đại biểu Quốc hội, nếu thảo luận thì chỉ tập trung vào những nội dung, vấn đề mới hoặc cách thức thực hiện.

Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói sẽ có đổi mới ngay tại kỳ họp tới để tiết kiệm thời gian và giảm bớt tính hình thức.

Một trong những hạn chế "cố hữu" được Chủ tịch Quốc hội chỉ ra là có nhiều đại biểu vắng mặt tại các phiên họp Quốc hội. Những đoàn đông đại biểu như Hà Nội, TP.HCM cũng thường vắng nhiều. Có những phiên họp ở tổ vắng tới quá nửa số đại biểu Quốc hội.

Cũng đề cập đến vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng nhiều đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, phải giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị.

"Nhưng nếu vắng nhiều quá cử tri sẽ hỏi" - bà Phóng nói, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng của Quốc hội phải chấn chỉnh tình trạng này.

Trong khi đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, một số bộ trưởng trả lời chất vấn tuy lưu loát nhưng "nói nhanh như tên lửa", cử tri ở các vùng, miền không quen tiếng... nghe không được.

Theo Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, việc "duy trì sĩ số ở Quốc hội rất khó", chỉ tham mưu để Chủ tịch Quốc hội ra văn bản nhắc nhở.

Theo luật, đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm có thể dành 70% cho công việc khác, 30% cho hoạt động Quốc hội nên cũng phải chấp nhận.

Ông Phúc nêu thực tế ở nghị viện nước ngoài, nhiều phiên họp rất vắng đại biểu, chỉ khi biểu quyết các vấn đề, thông qua luật họ mới tham gia đầy đủ.

Trước đó, trình bày báo cáo đánh giá kỳ họp Quốc hội vừa qua, bên cạnh nhiều kết quả tích cực, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cũng nêu tồn tại, như "vẫn còn tình trạng nội dung được trình bày, thảo luận công khai tại hội trường nhưng tài liệu lại đóng dấu "mật", gây khó khăn, lúng túng trong sử dụng thông tin của đại biểu Quốc hội, cũng như cơ quan thông tấn báo chí".

Một số chất vấn còn dài dòng, chưa rõ ý; việc thảo luận, tranh luận có lúc chưa hiệu quả. Một số phần trả lời của bộ trưởng, trưởng ngành còn chung chung, chưa đúng trọng tâm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà muốn dành Bộ trưởng Trần Hồng Hà muốn dành 'ghế' Quốc hội cho đại biểu chuyên trách

TTO - Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, các bộ trưởng và chủ tịch UBND các tỉnh không nên ứng cử đại biểu Quốc hội, dành thời gian cho công việc chỉ đạo, điều hành.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên