11/04/2024 05:30 GMT+7

Gen Z nghĩ gì về chuyện 'sống thử' trước hôn nhân

Xã hội ngày càng cởi mở, nhiều bạn trẻ theo xu hướng lựa chọn sống thử trước kết hôn. Nhiều bạn trẻ ngày càng "thoáng" hơn trong quan hệ tình dục cũng như chung sống trước hôn nhân.

Câu chuyện có nên sống thử trước hôn nhân hay không vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong các bạn trẻ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Câu chuyện có nên sống thử trước hôn nhân hay không vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong các bạn trẻ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cần trang bị kỹ những kiến thức tình dục, hôn nhân ra sao?

Có nên sống thử trước kết hôn?

Câu chuyện có nên sống thử trước hôn nhân hay không vẫn là chủ đề tranh cãi trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong cuộc sống hiện tại, giới trẻ ngày càng "thoáng" hơn trong việc quan hệ tình dục.

Bạn N.H., đang là sinh viên năm 2 của một trường đại học, bày tỏ dù đã có người yêu hai năm nay nhưng N.H. chưa bao giờ nghĩ đến việc sống cùng với bạn trai. H. cho rằng hiện nay nhiều bạn bè đã suy nghĩ khá thoáng về việc sống thử. H. kể từng chứng kiến bạn thân của H. sống với bạn trai, thế nhưng sau vài tháng mối quan hệ tan vỡ.

"Bạn bè xung quanh mình có nhiều cặp đã chuyển về sống với nhau. Các bạn nghĩ rằng ở cạnh nhau sẽ có nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm nhau hơn. Bản thân mình không bình luận gì về việc sống thử là nên hay không, bởi các bạn có suy nghĩ riêng của mình. Nhưng riêng mình sẽ không sống cùng bạn trai cho đến khi kết hôn.

Mình nghĩ nếu sống chung như vậy sau này nhỡ may không kết hôn với người ấy sẽ rất khó, nếu chồng tương lai biết mình đã từng sống với một người đàn ông khác thì sao? Mối quan hệ yêu đương và sống chung sẽ khác nhau rất nhiều, mình không lường trước được nên không tham gia", H. nói.

Còn Nguyễn Hiền (29 tuổi, Hà Nội) bày tỏ việc sống thử trước hôn nhân không quá xấu, cái chính là do cách các cặp đôi chuẩn bị như thế nào cho trải nghiệm này.

"Tôi đã chứng kiến không ít cặp đôi ly hôn sau thời gian ngắn chung sống. Tôi cảm thấy cuộc sống hôn nhân rất nhiều vấn đề mà khi yêu nhau không thể lường trước được. Khi yêu nhau, thời gian tiếp xúc ít, khó có thể biết được tính cách người kia ra sao. Còn khi ở chung nhà, thói quen sinh hoạt lộ rõ có thực sự phù hợp không…

Theo tôi, các cặp đôi chỉ nên sống thử khi đã đủ chín chắn. Việc sống thử chỉ thực sự bắt đầu khi các bạn đã có kinh tế, tài chính, đủ chín chắn, xác định mối quan hệ một cách rõ ràng. Không nên sống thử như một trào lưu, yêu ai cũng sống thử", chị Hiền bày tỏ.

Cũng có không ít bạn trẻ ủng hộ việc sống thử, xem đó là thử thách trước hôn nhân, cho rằng sống chung dễ hiểu nhau hơn, có thực sự phù hợp nhau không trước khi kết hôn.

Cần trang bị kỹ những kiến thức tình dục, hôn nhân

Đã kết hôn được 5 năm, chị N.G. (32 tuổi, TP.HCM) cho biết trước khi đi đến hôn nhân chị và chồng đã chọn sống thử trong thời gian gần 1 năm. Theo chị, khoảng thời gian sống thử để nhận biết sự hòa hợp, tránh tình trạng ly hôn sau này đỡ rắc rối thêm. Để sống thử, chị N.G. phải giấu gia đình vì cha mẹ hoàn toàn không ủng hộ.

"Do hai vợ chồng đều là dân tỉnh lên thành phố lập nghiệp, việc ở chung không những giúp chúng tôi hiểu nhau hơn mà còn tiết kiệm thêm chi phí như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt. Trong khoảng thời gian sống thử chúng tôi nhận ra nhiều khuyết điểm của nhau, học cách thay đổi và hoàn thiện. Khi quyết định sống thử, các bạn trẻ phải đủ chín chắn, có trách nhiệm, sự độc lập về kinh tế, tài chính, không ngừng phát triển bản thân, có kiến thức về hôn nhân và gia đình", chị G. nói.

Một chuyên gia tâm lý tại TP.HCM cho biết các cặp đôi sống thử sẽ cùng ăn ở và sinh hoạt như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn. Trong khoảng thời gian này, họ sẽ có cơ hội nhìn nhận lại tính cách bản thân xem có thực sự phù hợp rồi mới tiến tới hôn nhân.

Chuyên gia này cũng nhìn nhận tại Việt Nam những người sống thử thường chịu nhiều định kiến từ xã hội, đặc biệt phụ nữ sẽ bị đánh giá khá dễ dãi. Do vậy các cặp đôi cần phải trang bị cho mình những kiến thức về hôn nhân - gia đình, cách hành xử trong mối quan hệ đôi bên. Chỉ nên sống thử nếu có ý định kết hôn và gắn bó lâu dài, rèn luyện phát triển mỗi cá nhân.

Một trong những điều các chuyên gia hay phụ huynh lo lắng khi giới trẻ sống thử là mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai… - hệ lụy khiến nữ giới chịu ảnh hưởng về sức khỏe sinh sản cũng như tâm lý. Bởi vậy, việc phòng tránh thai là vô cùng cần thiết.

Bác sĩ Vũ Thái Hoàng - chuyên khoa nam học - cho biết giới trẻ cần trang bị cho mình thêm những kiến thức về quan hệ tình dục để không gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Khi chưa hiểu biết thực sự về quan hệ tình dục sẽ dẫn đến một số tai nạn, tai biến trong quá trình quan hệ và hệ lụy về sinh sản sau này.

Bên cạnh đó, việc không hiểu biết về vấn đề quan hệ tình dục không an toàn, không tìm hiểu kỹ đối tác trước cũng chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, thậm chí cả HIV.

Muốn sống thử phải có trách nhiệm

Hà (25 tuổi, Hà Nội) cho rằng quyền lựa chọn sống thử trước hôn nhân là của mỗi người, nhưng sống thử là điều không đơn giản và cần phải cân nhắc kỹ, phải chuẩn bị tinh thần và tâm lý cho việc này.

"Dựa vào mong muốn của bản thân, mỗi người sẽ trả lời được câu hỏi "sống thử để làm gì?". Bạn đã đủ chín chắn và có thể chịu trách nhiệm cho quyết định của mình hay chưa. Và cần dự liệu được những hệ lụy, kể cả việc mang thai ngoài ý muốn, chia tay sau khi sống thử để cân nhắc quyết định", Hà bày tỏ.

Gen Z giỏi và nhanh nhạy, gen Gen Z giỏi và nhanh nhạy, gen 'già' học hỏi ngay

Nhiều bạn trẻ gen Z chứng minh năng lực của mình trong công việc, trở thành quản lý tại các công ty, tập đoàn khá sớm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên