05/09/2023 17:08 GMT+7

Giáo sư Văn Tần: ‘Một đời thinh lặng cứu người’

Lắng đọng trong tôi là hình ảnh giáo sư Văn Tần, một người thật hiền từ, ít nói, điềm đạm, nhẹ nhàng mà thẳng thắn.

Giáo sư Văn Tần - một trong 3 bác sĩ trụ cột của cuộc mổ tách cặp song sinh dính liền Việt - Đức - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Giáo sư Văn Tần - một trong 3 bác sĩ trụ cột của cuộc mổ tách cặp song sinh dính liền Việt - Đức - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Cách đây 35 năm, trong số 70 thầy thuốc cùng dành cả trí tuệ, thời gian, tâm huyết cho ca mổ tách cặp song sinh dính liền Việt - Đức (năm 1988), có hình ảnh giáo sư Văn Tần - một trong 3 bác sĩ trụ cột của cuộc mổ.

Ông hiền từ, ít nói, điềm đạm, nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn trong đóng góp ý kiến cho thành công chung của cuộc phẫu thuật lịch sử này.

Tôi là một trong số phóng viên may mắn được chứng kiến và cho đến nay đó vẫn là một kỳ tích, vẫn là niềm tự hào của các thầy thuốc Việt Nam.

Thành công vang dội của cuộc mổ lịch sử qua đi, người thầy thuốc tài đức sinh tại Hải Lăng (Quảng Trị) ấy không mở phòng mạch tư, vẫn lặng thầm tận tụy với hàng chục ngàn ca mổ, là ân nhân của biết bao người bệnh.

Với trên 300 công trình nghiên cứu khoa học, 60 năm tham gia giảng dạy - giáo sư Văn Tần luôn là hình ảnh "Người Thầy mẫu mực" trong lòng nhiều thế hệ bác sĩ trẻ.

Giáo sư Võ Văn Thành, người cùng một bác sĩ đồng nghiệp được giao "tách đôi xương sống dính nhau vùng cụt" trong ca mổ tách Việt- Đức, tâm sự rằng trong thời gian 9 năm (1975-1984), khi ông làm ở Bệnh viện Bình Dân may mắn được giáo sư Hoàng Tiến Bảo gởi sang giáo sư Phạm Biểu Tâm (chuyên gia về phẫu thuật nổi tiếng) học một năm rưỡi về ngoại khoa tổng quát. 

Nhờ vậy, ông mới có cơ may tiếp cận và học hỏi "anh Văn Tần" về chuyên ngành ngoại khoa tổng quát.

"Anh Tần nổi bật với cá tính ít nói, siêng năng, làm việc nghiêm túc, không quản ngại đến bệnh viện bất kể đêm ngày khi các đồng nghiệp trẻ cần tham vấn, hay trực tiếp đứng mổ. Cá tính đặc biệt của anh là biểu lộ một sự cương nghị khi thấy bệnh cần có chỉ định phẫu thuật. Anh phán đơn giản một chữ: MỔ" - giáo sư Võ Văn Thành nói.

Giáo sư Võ Văn Thành nói rằng với sự khéo léo, mát tay, giáo sư Văn Tần đã giúp biết bao bệnh nhân nặng cần mổ. Ông nói: "Cả một đời y nghiệp mà anh đã cống hiến, tới tận lúc đã gần 90 tuổi, bác sĩ Văn Tần là một tấm gương cho thế hệ trẻ cả tác phong nghề nghiệp lẫn đạo đức chuyên môn".

Xin tiễn biệt giáo sư Văn Tần - người thầy thuốc cả một đời thinh lặng cứu người - về với cõi hiền.

Dưới đây là một số hình ảnh về giáo sư Văn Tần mà phóng viên báo Tuổi Trẻ có dịp ghi lại:

Bác sĩ Văn Tần cùng các y bác sĩ thực hiện ca nội soi túi mật cho bệnh nhân Trần Thị Út tại Bệnh viện Bình Dân (ảnh chụp ngày 17-5-2006) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bác sĩ Văn Tần cùng các y bác sĩ thực hiện ca nội soi túi mật cho bệnh nhân Trần Thị Út tại Bệnh viện Bình Dân (ảnh chụp ngày 17-5-2006) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bác sĩ Văn Tần cùng các y bác sĩ thực hiện ca nội soi túi mật cho bệnh nhân Trần Thị Út tại Bệnh viện Bình Dân (ảnh chụp ngày 17-5-2006) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bác sĩ Văn Tần cùng các y bác sĩ thực hiện ca nội soi túi mật cho bệnh nhân Trần Thị Út tại Bệnh viện Bình Dân (ảnh chụp ngày 17-5-2006) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bác sĩ Văn Tần (đứng giữa), bác sĩ Trần Đông A (phải), bác sĩ Trần Thành Trai (trái) cùng ê kíp ca phẫu thuật tách đôi cặp song sinh dính liền Việt - Đức tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 4-10-1988 - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bác sĩ Văn Tần (đứng giữa), bác sĩ Trần Đông A (phải), bác sĩ Trần Thành Trai (trái) cùng ê kíp ca phẫu thuật tách đôi cặp song sinh dính liền Việt - Đức tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 4-10-1988 - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bác sĩ Văn Tần (ngồi giữa), bác sĩ Trần Thành Trai (bìa phải) và bác sĩ Tạ Thị Chung (bìa trái) - phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ họp bàn trong phẫu thuật tách đôi cặp song sinh dính nhau Việt - Đức diễn ra tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 4-10-1988 - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bác sĩ Văn Tần (ngồi giữa), bác sĩ Trần Thành Trai (bìa phải) và bác sĩ Tạ Thị Chung (bìa trái) - phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ họp bàn trong phẫu thuật tách đôi cặp song sinh dính nhau Việt - Đức diễn ra tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 4-10-1988 - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Khen thưởng các y bác sĩ tham gia ca phẫu thuật tách đôi cặp song sinh dính nhau Việt - Đức diễn ra tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 4-10-1988. Bác sĩ Văn Tần (thứ hai từ trái qua) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Khen thưởng các y bác sĩ tham gia ca phẫu thuật tách đôi cặp song sinh dính nhau Việt - Đức diễn ra tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 4-10-1988. Bác sĩ Văn Tần (thứ hai từ trái qua) - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Giáo sư Văn Tần, 1 trong 3 phẫu thuật viên ca mổ lịch sử

Giáo sư Văn Tần sinh năm 1932 tại Quảng Trị. Ông từng là phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân từ năm 1981 và có nhiều cải tiến trong nghiên cứu khoa học, được báo cáo nhiều nơi trong nước và trên thế giới.

Ông là điển hình cho tấm gương “lương y như từ mẫu”, từng là phẫu thuật viên chính của ca mổ lịch sử tách cặp song sinh dính nhau phần xương chậu, có hai chân và một chân cụt là Nguyễn Việt và Nguyễn Đức tại Bệnh viện Từ Dũ, cùng giáo sư Trần Đông A, Trần Thành Trai...

Thầy giáo kiêm lương y tốt bụng ở biên giớiThầy giáo kiêm lương y tốt bụng ở biên giới

Nhiều năm nay, thầy giáo Huỳnh Văn Tê cũng là lương y bên bờ sông biên giới Sở Thượng, vừa dạy dỗ đám trẻ, vừa trị bệnh miễn phí giúp người. Ai trả tiền, thầy chỉ cười hiền trả lại...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên