14/06/2020 10:40 GMT+7

Gỡ nút thắt từ mua hàng online đến thanh toán online

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Từ cuộc đua nở rộ với hàng loạt sàn thương mại điện tử vài năm trước, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện tập trung vào vài 'tay chơi', gỡ từng nút thắt bán hàng, thanh toán và chất lượng sản phẩm.

Gỡ nút thắt từ mua hàng online đến thanh toán online - Ảnh 1.

Shipper của Shopee giao hàng cho khách trên đường Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khoảng hai năm nay, thương mại điện tử có nhiều động lực phát triển tốt, dịch chuyển hành vi người tiêu dùng nhanh, nhu cầu của họ cũng cao hơn. Đặc biệt dịch COVID-19 vừa qua đang thúc đẩy người tiêu dùng đến với kênh bán hàng này nhanh hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), cho biết thống kê của các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam ghi nhận số lượng người mua hàng và giao dịch tăng mạnh từ đầu năm đến nay. 

Số lượng đơn hàng tăng, người mua hàng tăng, riêng số người mua hàng mới tăng đến 40% trong thời gian diễn ra dịch. Năm 2020, quy mô thị trường được dự báo sẽ tăng mạnh hơn, có thể đạt mức từ 13-15 tỉ USD.

Theo ông Dũng, COVID-19 không chỉ là một "phép thử" mà còn là một động lực lớn - động lực chuyển đổi số và thúc đẩy những điều thị trường dự đoán cho tương lai xảy đến nhanh hơn, trong đó có thương mại điện tử. 

Tuy nhiên, ngoài vấn đề quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ hậu mãi, tính bảo mật, chi phí vận chuyển - giao nhận còn cao, thị trường thương mại điện tử vẫn đau đầu giải quyết bài toán thanh toán tiền mặt hay không tiền mặt.

Theo Sách trắng thương mại điện tử 2019 do Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế trong các hình thức thanh toán phổ biến được người mua hàng trực tuyến lựa chọn, chỉ khoảng 10% trả tiền trực tuyến để mua hàng trên mạng, mức này thấp hơn đáng kể so với Indonesia và Malaysia. 

Vẫn còn gần 90% người tiêu dùng thương mại điện tử ở Việt Nam sử dụng tiền mặt để mua trực tuyến.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử thừa nhận thanh toán là một trong những "điểm trừ" của thương mại điện tử Việt Nam đã được đề cập nhiều năm qua mà các sàn đang nỗ lực cải thiện. 

Theo ông Trần Tuấn Anh - CEO Shopee Việt Nam, việc áp dụng phương thức thanh toán không tiền mặt đang dần phổ biến hơn vì người dùng ưu tiên cho sự nhanh chóng và giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp.

"Dù chúng tôi ghi nhận xu hướng thanh toán phi tiền mặt trên nền tảng Shopee có gia tăng trong thời gian gần đây nhưng thói quen này vẫn cần thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa" - ông Trần Tuấn Anh nói.

Trong giai đoạn hiện nay, Shopee mang đến cho người dùng sự thuận tiện và nhiều ưu đãi đi kèm, giúp người dùng tiết kiệm chi phí mua sắm khi chọn thanh toán bằng ví AirPay. 

Theo đó, người dùng sẽ nhận được voucher giảm giá lên đến 50.000 đồng khi lần đầu thanh toán bằng ví AirPay trên Shopee. 

Bên cạnh đó, sàn cũng giới thiệu tính năng mới với tên gọi "Scan & Pay" ngay trên app Shopee với nhiều ưu đãi hấp dẫn. 

Khách khi sử dụng quét mã QR và thanh toán tại các cửa hàng, nhà hàng... qua ví AirPay bằng tài khoản ngân hàng đã liên kết sẽ được hoàn tiền lên đến 30% giá trị hóa đơn thành công, tối đa không quá 50.000 đồng.

Ngoài ra, sàn cũng đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác ngân hàng Standard Chartered, Visa, Citibank... nhằm mang đến cho người dùng ưu đãi giảm đến 200.000 đồng khi mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử này. 

Cần những nỗ lực dài hơi để thanh toán không tiền mặt phát triển Cần những nỗ lực dài hơi để thanh toán không tiền mặt phát triển

TTO - Trong thời điểm COVID-19, TP.HCM cùng cả nước thực hiện tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, hình thức mua sắm từ nhà, mua sắm online hay mua sắm qua điện thoại tăng vọt.

NHƯ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên