21/03/2024 16:09 GMT+7

Hy hữu: Phát hiện con lươn dài 30cm trong ổ bụng, gây thủng ruột nam thanh niên

Nam thanh niên 34 tuổi nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng không rõ nguyên nhân. Qua hình ảnh siêu âm, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện dị vật, sau đó xác định là con lươn dài 30cm nằm trong ống tiêu hóa, gây thủng ruột.

Hình ảnh con lươn được lấy ra từ ổ bụng bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Hình ảnh con lươn được lấy ra từ ổ bụng bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Ngày 21-3, Trung tâm Y tế huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) thông tin vừa cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân có dị vật, được xác định là con lươn dài 30cm trong ổ bụng.

Mổ bắt con lươn còn sống trong bụng nam thanh niên ở Quảng Ninh

Cụ thể, tối 20-3, bệnh nhân nam (34 tuổi, quê Lạng Sơn) đang lao động tại địa phương nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng không rõ nguyên nhân.

Qua siêu âm, chụp X-quang đã phát hiện hình ảnh dị vật trong ống tiêu hóa, gây thủng ruột, có biến chứng viêm phúc mạc ruột.

Sau hội chẩn, kíp trực bệnh viện đã chỉ định mổ lấy dị vật, cắt đoạn đại trực tràng hoại tử, làm hậu môn nhân tạo.

Bác sĩ Phạm Mạnh Hùng, trưởng khoa ngoại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà, cho hay đây là ca bệnh hy hữu, quá trình phẫu thuật bác sĩ lấy ra dị vật là con lươn dài 30cm, không rõ nguyên nhân bệnh nhân mắc dị vật này.

Sau ca mổ, bệnh nhân đã tỉnh táo, đỡ đau bụng và đang tiếp tục đảm bảo dịch truyền, dinh dưỡng và kháng sinh phối hợp, theo dõi nếu có vấn đề phát sinh.

Theo bác sĩ Hùng, mắc dị vật đường tiêu hóa được xem là tình trạng cấp cứu thường gặp trên lâm sàng. Dị vật thường là các xương động vật (xương gà, vịt, cá, chim…), các dị vật trong đời sống sinh hoạt (tăm tre, đinh, đồng xu…) hay các khối thức ăn dạng cơ gân.

"Cũng có trường hợp hy hữu khi dị vật đường tiêu hóa được phát hiện là con lươn như trong trường hợp này.

Biến chứng khi bị dị vật đường tiêu hóa trên rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, gây thủng nội tạng chảy máu, áp xe tại chỗ, nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong", bác sĩ Hùng cho hay.

Các chuyên gia khuyến cáo để phòng tránh nguy cơ mắc dị vật đường tiêu hóa, người dân cần chú ý trong khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa cười đùa, mất tập trung.

Tránh thức ăn dai, gân, da, thức ăn có lẫn xương; cần cắt nhỏ, nấu kỹ thức ăn cho người cao tuổi, trẻ nhỏ; lưu ý các loại thịt, cá có lẫn xương mà chưa được lọc kỹ.

Bên cạnh đó, nên bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong; khi uống thuốc cần bóc bỏ vỏ thuốc khỏi vỉ trước khi dùng; khi có tiệc rượu, trong tình trạng say xỉn cần hết sức cẩn thận trong quá trình ăn uống.

Trẻ 10 tháng tuổi suy hô hấp do hóc dị vật: Cần sơ cứu đúng cách tránh tử vongTrẻ 10 tháng tuổi suy hô hấp do hóc dị vật: Cần sơ cứu đúng cách tránh tử vong

Trẻ bị hóc, nuốt sặc dị vật vào trong đường hô hấp rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách có thể sẽ để lại những di chứng rất nặng nề, thậm chí tử vong. Vì vậy cần biết cách sơ cứu ban đầu đúng cách.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên