08/02/2011 17:47 GMT+7

Khai bút ngày xuân xưa

HUỲNH LƯU ĐỨC TOÀN (Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM)
HUỲNH LƯU ĐỨC TOÀN (Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM)

TTO - Năm tôi học cấp II, cô giáo giao cho cả lớp về nhà viết một bài tập làm văn, đề mở chỉ với hai chữ “Khai bút”. Cả lớp của tôi năm ấy ai cũng lo lắng trong lòng biết viết gì để hoàn thành xong bài kiểm tra đây.

Bài dự thi tùy bút Xuân hoài hương

UgH4BUF1.jpgPhóng to
Đầu năm xin chữ - ảnh của Nguyen Vu Phuoc dự thi ảnh Xuân đoàn tụ

Nhiều người bạn của tôi tranh thủ viết lúc trước tết, đứa thì lại để dành ăn tết xong rồi hì hục ngồi vào bàn viết. Còn tôi thì chọn đúng khoảnh khắc giao thừa để ngồi vào bàn chọn cho mình những câu thơ, những câu chữ đặc sắc nhất để viết.

Tôi nhớ bài viết năm ấy tôi được 5 điểm với lời phê: viết vụng, diễn đạt lủng củng. Bài khai bút của tôi chỉ có ba câu thơ từ ngày xưa ông ngoại đã bày cho tôi khai bút và kể về ước mơ trở thành doanh nhân của mình:

Xuân dương chánh ngoặc sơ nhất nhật Cốc đán lương thần phụng khai thần bút Bút khai ba vạn sự đại kiết tường…

(tạm dịch: Ánh mặt trời mùa xuân vào đúng ngày mồng một tết chiếu rọi/Vào thời điểm buổi sáng đó có lễ, bầy tôi thừa lệnh khai bút/Sau khi khai bút xong thì mọi việc đều may mắn cát tường)

Với một thằng con trai khối chuyên tự nhiên thì làm sao có thể diễn đạt được thật hay, thật suôn sẻ và cảm nhận được sự ngọt ngào trong câu chữ mềm mại. Năm đó, tôi giận cô giáo lắm. Một phần cũng vì đầu năm bị điểm kém không may mắn. Một phần nghĩ lại thấy tiếc tiếc trong lòng. Từ đó về sau mỗi năm tôi đều giữ thói quen viết ba câu thơ này như một lời nhắc nhở về ý chí, nghị lực trong học tập và cuộc sống của mình.

Ấy vậy mà giờ đã gần mười năm rời khỏi mái trường cấp II, giao thừa năm nay dù tôi không được ngồi trên chiếc bàn học quen thuộc để cầm bút viết khai bút nhưng tôi vẫn sắm sửa cho mình một quyển sổ thật đẹp, những lời chúc tụng từ bạn bè mà ghi lại trong quyển sổ tay của mình.

Tôi nhớ rõ giao thừa năm lớp 2, khi ông ngoại ngồi bên cạnh cầm bàn tay nắn nót cho tôi viết từng chữ trên mặt giấy. Năm học lớp 6 bị điểm kém bài tập làm văn với hai chữ đề mở “khai bút” của cô giáo. Năm học lớp 12 chuẩn bị thi đại học, tôi cũng viết những câu thơ ấy kèm theo chữ “CHÍ” phấn đấu học hành đỗ đạt…

Vậy đó, với tôi nhớ về ngày xuân giao thừa chỉ là không gian của gian phòng cúng ông bà tổ tiên ngồi viết đôi dòng khai bút. Quê hương trên từng nét chữ, âm thanh và hơi thở…

Mang trong mình quá nhiều kỳ vọng từ mẹ, một nhà giáo chấp nhận nuôi con một mình, năm nay tôi không được ở cạnh mẹ đón giao thừa và viết câu khai bút quen thuộc. Khoảnh khắc giao thừa khi tôi đang ngồi trong phòng trọ yên tĩnh để lắng nghe mùa xuân len lén chui vào nhà. Chen chân mua được tấm vé về quê đã khó, lại còn chi phí đắt đỏ, tôi quyết định ở lại Sài Gòn để đón tết. Giao thừa năm nay tôi vẫn sẽ viết những dòng khai bút, nhưng không phải là ngồi viết giữa mùi trầm bát nhang bàn thờ hay mùi mứt dừa quê nhà.

Tôi nhớ về quê nhà mà chảy nước mắt… nhớ khoảnh khắc thiêng liêng nhất của giao thừa được an tọa nơi tổ ấm viết nên khát vọng đầu năm của người con trai hoài hương.

Cuộc thi tùy bút Xuân hoài hương đã chính thức hết hạn nhận bài dự thi.

Những bài dự thi đạt chất lượng vẫn tiếp tục được chọn đăng trên chuyên trang tuoitre.vn/Thiviet/Xuan-hoai-huong-2011

Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi là 33 triệu đồng, với:

- Giải nhất (một giải): 7.000.000 đồng

- Giải nhì (hai giải): 5.000.000 đồng/giải

- Giải ba (hai giải): 3.000.000 đồng/giải

- Giải khuyến khích (mười giải): 1.000.000 đồng/giải.

Cuộc thi nằm trong khuôn khổ chương trình Online cùng Tết Việt năm thứ 8 do Tuổi TrẻOnline tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

HUỲNH LƯU ĐỨC TOÀN (Đại học Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên