31/12/2023 18:38 GMT+7

Khoảnh khắc các nhà lãnh đạo thế giới đến Việt Nam trong năm 2023

Trong năm 2023, Việt Nam đón 28 đoàn lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến Việt Nam, đánh dấu tầm vóc và vị thế mới của đất nước. Đây cũng là năm có đến 5 đoàn thăm cấp nhà nước.

Chuyến thăm từ ngày 3 đến 6-4 của Toàn quyền Úc đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài tới Việt Nam trong năm 2023. Trong ảnh: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chụp ảnh chung với Toàn quyền Úc David Hurley cùng phu nhân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chuyến thăm từ ngày 3 đến 6-4 của Toàn quyền Úc đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài tới Việt Nam trong năm 2023. Trong ảnh: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân chụp ảnh chung với Toàn quyền Úc David Hurley cùng phu nhân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trả lời báo chí dịp cuối năm 2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định 2023 là một năm sôi động về đối ngoại với nhiều dấu ấn nổi bật. Các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và diễn đàn.

Chỉ tính riêng trong năm qua, Việt Nam đã có 22 đoàn lãnh đạo chủ chốt đi thăm các nước. Ở chiều ngược lại, 28 đoàn lãnh đạo cấp cao nước ngoài đã đến thăm Việt Nam. Theo ông Sơn, điều đó cho thấy tầm vóc và vị thế mới của Việt Nam trên thế giới.

Trong số 28 đoàn vào, có tới 5 đoàn là thăm cấp nhà nước. Trung bình cứ 2-3 tháng Việt Nam lại đón một đoàn lãnh đạo nước ngoài thăm cấp nhà nước.

Có thể nói Toàn quyền Úc David Hurley là người mở màn khi thăm cấp nhà nước Việt Nam vào tháng 4-2023. Ông cũng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đón trên cương vị mới.

Chuyến thăm 4 ngày của Toàn quyền Úc David Hurley chứng kiến các hoạt động ở cả thủ đô Hà Nội và TP.HCM, mở ra hy vọng về việc hai nước sớm đưa quan hệ lên tầm cao mới vào thời điểm phù hợp.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Úc David Hurley trong nghi lễ cử quốc thiều hai nước tại Phủ Chủ tịch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Toàn quyền Úc David Hurley trong nghi lễ cử quốc thiều hai nước tại Phủ Chủ tịch - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chiều 4-5, sau khi dự lễ đón, hội đàm, chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác, gặp gỡ báo chí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cùng thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong ảnh: Hai thủ tướng vui vẻ ôm lấy nhau trước khi bắt đầu tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chiều 4-5, sau khi dự lễ đón, hội đàm, chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác, gặp gỡ báo chí, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cùng thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong ảnh: Hai thủ tướng vui vẻ ôm lấy nhau trước khi bắt đầu tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trưa 3-6, chuyên cơ chở Thủ tướng Úc Anthony Albanese và đoàn đại biểu Úc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 4-6 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngay khi đến Việt Nam, Thủ tướng Úc đã đến một cửa hàng bia hơi Hà Nội và ăn trưa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trưa 3-6, chuyên cơ chở Thủ tướng Úc Anthony Albanese và đoàn đại biểu Úc hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 4-6 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngay khi đến Việt Nam, Thủ tướng Úc đã đến một cửa hàng bia hơi Hà Nội và ăn trưa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 4-6 tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Úc Anthony Albanese. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Anthony Albanese tới Việt Nam kể từ khi nhậm chức và chỉ hai tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Toàn quyền Úc David Hurley, thể hiện sự coi trọng của Úc trong quan hệ với Việt Nam sau 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 1973-2023 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 4-6 tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Úc Anthony Albanese. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Anthony Albanese tới Việt Nam kể từ khi nhậm chức và chỉ hai tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Toàn quyền Úc David Hurley, thể hiện sự coi trọng của Úc trong quan hệ với Việt Nam sau 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 1973-2023 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đến tháng 6-2023, Việt Nam tổ chức đón tiếp thành công thêm một chuyến thăm cấp nhà nước khác. 21 phát đại bác đã được bắn trong lễ đón chính thức Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại Phủ Chủ tịch. Chuyến thăm đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng người dân hai nước. Hình ảnh hai vị nguyên thủ và phu nhân cùng ăn sáng, dạo hồ Gươm và trò chuyện cùng nhau đã để lại ấn tượng thân tình, gần gũi giữa các lãnh đạo.

Chuyến thăm này không chỉ củng cố mối quan hệ đã có từ hàng trăm năm trước mà còn chứng kiến những cơ hội hợp tác mới. Hơn 100 văn kiện đã được doanh nghiệp hai bên ký kết, thể hiện tinh thần cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được thiết lập tháng 12-2022.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol duyệt đội danh dự. Tổng thống Yoon Suk Yeol và phu nhân đến Việt Nam ngày 22-6. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông trên cương vị mới. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà nhà lãnh đạo Hàn Quốc đến thăm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol duyệt đội danh dự. Tổng thống Yoon Suk Yeol và phu nhân đến Việt Nam ngày 22-6. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông trên cương vị mới. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà nhà lãnh đạo Hàn Quốc đến thăm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân Phan Thị Thanh Tâm chụp ảnh với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân Kim Keon Hee. Kim ngạch thương mại song phương hai nước năm 2022 đạt khoảng 87 tỉ USD. Hai nước đặt mục tiêu nâng lên 100 tỉ USD trong năm nay và 150 tỉ USD vào năm 2030 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân Phan Thị Thanh Tâm chụp ảnh với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân Kim Keon Hee. Kim ngạch thương mại song phương hai nước năm 2022 đạt khoảng 87 tỉ USD. Hai nước đặt mục tiêu nâng lên 100 tỉ USD trong năm nay và 150 tỉ USD vào năm 2030 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân trò chuyện với các em nhỏ tại đường sách Hà Nội vào trưa 21-7. Chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Malaysia tiếp tục phát triển tốt đẹp trên cơ sở Đối tác chiến lược được thiết lập từ tháng 8-2015. Hiện Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong khối ASEAN và thứ 9 trên thế giới với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 14,8 tỉ USD năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân trò chuyện với các em nhỏ tại đường sách Hà Nội vào trưa 21-7. Chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Malaysia tiếp tục phát triển tốt đẹp trên cơ sở Đối tác chiến lược được thiết lập từ tháng 8-2015. Hiện Malaysia là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam trong khối ASEAN và thứ 9 trên thế giới với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 14,8 tỉ USD năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cùng nhau làm gốm tại làng nghề gốm Chu Đậu (tỉnh Hải Dương). Tổng thống Tokayev thăm Việt Nam từ ngày 20 đến 22-8 theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam trên cương vị mới, cũng là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của một tổng thống Kazakhstan sau 12 năm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cùng nhau làm gốm tại làng nghề gốm Chu Đậu (tỉnh Hải Dương). Tổng thống Tokayev thăm Việt Nam từ ngày 20 đến 22-8 theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam trên cương vị mới, cũng là chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của một tổng thống Kazakhstan sau 12 năm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tối 27-8, không lâu sau khi đến Hà Nội, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng một số quan chức tháp tùng đã dạo bộ hồ Gươm và thưởng thức đồ ăn Việt. Trong ảnh: Thủ tướng Lý Hiển Long đang chụp lại những cảnh đẹp tại khu vực hồ Gươm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tối 27-8, không lâu sau khi đến Hà Nội, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng một số quan chức tháp tùng đã dạo bộ hồ Gươm và thưởng thức đồ ăn Việt. Trong ảnh: Thủ tướng Lý Hiển Long đang chụp lại những cảnh đẹp tại khu vực hồ Gươm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 28-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ và 10 năm Đối tác chiến lược. Trong ảnh: hai nhà lãnh đạo đang đi bộ đến Văn phòng Chính phủ để bắt đầu cuộc hội đàm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 28-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Chuyến thăm diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ và 10 năm Đối tác chiến lược. Trong ảnh: hai nhà lãnh đạo đang đi bộ đến Văn phòng Chính phủ để bắt đầu cuộc hội đàm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Vào trung tuần tháng 9, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút sự chú ý lớn của truyền thông quốc tế. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm Việt Nam theo lời mời của một tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyến thăm cũng đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, cả tổng thống và phó tổng thống Mỹ đều cùng đến Việt Nam trong cùng một nhiệm kỳ.

Chuyến thăm được đánh giá là mang ý nghĩa lịch sử khi còn chứng kiến việc hai nước nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện. Và chính Tổng thống Joe Biden, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cùng tháng 9-2023, cũng đã đề cao việc này, nhấn mạnh Việt Nam và Mỹ là minh chứng cho việc hàn gắn sau chiến tranh.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà nước Việt Nam tại Phủ Chủ tịch. Trong chuyến thăm Mỹ tháng 7-2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp Tổng thống Barack Obama và dự tiệc chiêu đãi do ông Joe Biden khi đó là phó tổng thống chủ trì. Đó là khởi đầu cho mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ - Ảnh: NAM TRẦN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà nước Việt Nam tại Phủ Chủ tịch. Trong chuyến thăm Mỹ tháng 7-2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp Tổng thống Barack Obama và dự tiệc chiêu đãi do ông Joe Biden khi đó là phó tổng thống chủ trì. Đó là khởi đầu cho mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ - Ảnh: NAM TRẦN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các quan chức cấp cao hai nước tại hội đàm chính thức. Sau cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo chính thức tuyên bố việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các quan chức cấp cao hai nước tại hội đàm chính thức. Sau cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo chính thức tuyên bố việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng thống Mỹ Joe Biden bật cười tại cuộc họp báo riêng của phái đoàn Mỹ tại khách sạn ở Hà Nội vào tối 10-9, sự kiện diễn ra ngay sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng thống Mỹ Joe Biden bật cười tại cuộc họp báo riêng của phái đoàn Mỹ tại khách sạn ở Hà Nội vào tối 10-9, sự kiện diễn ra ngay sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tháng 11-2023 đánh dấu chuyến công du Việt Nam đầu tiên của một nguyên thủ Mông Cổ sau 10 năm. Chuyến đi cũng ngay trước dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 - 2024) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tháng 11-2023 đánh dấu chuyến công du Việt Nam đầu tiên của một nguyên thủ Mông Cổ sau 10 năm. Chuyến đi cũng ngay trước dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 - 2024) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trưa 2-11, ngay sau cuộc hội đàm thành công tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã cùng đạp xe dạo phố Hà Nội. Trong trang phục giản dị, hai thủ tướng đã dạo qua một số phố của thủ đô như Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, trước khi dừng lại ở trụ sở Bộ Ngoại giao tại số 1 Tôn Thất Đàm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trưa 2-11, ngay sau cuộc hội đàm thành công tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã cùng đạp xe dạo phố Hà Nội. Trong trang phục giản dị, hai thủ tướng đã dạo qua một số phố của thủ đô như Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, trước khi dừng lại ở trụ sở Bộ Ngoại giao tại số 1 Tôn Thất Đàm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 11-12, sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" Việt Nam - Campuchia - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 11-12, sau lễ đón tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" Việt Nam - Campuchia - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Trung tuần tháng 12-2023, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân đến Việt Nam, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước thứ ba của ông trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, cũng là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Việt Nam sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyến thăm, với sự tiếp đón trọng thị, chân tình đặc biệt đã tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước núi sông liền nhau. 36 văn kiện đã được ký kết, là số lượng văn kiện hợp tác nhiều nhất từ trước đến nay trong một chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hai bên đã ra tuyên bố chung về tiếp tục làm sâu sắc, nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và cùng xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng hai phu nhân chụp ảnh chung tại lễ đón - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng hai phu nhân chụp ảnh chung tại lễ đón - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chúc rượu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ chiêu đãi cấp nhà nước - Ảnh: NAM TRẦN

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chúc rượu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ chiêu đãi cấp nhà nước - Ảnh: NAM TRẦN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ hữu nghị với nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc diễn ra trong không khí thân tình ấm áp, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gửi gắm các tình cảm, hy vọng cho thế hệ trẻ hai nước - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ hữu nghị với nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ Việt Nam - Trung Quốc diễn ra trong không khí thân tình ấm áp, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gửi gắm các tình cảm, hy vọng cho thế hệ trẻ hai nước - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Ảnh: PHONG SƠN

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Ảnh: PHONG SƠN

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: NHẬT BẮC

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: NHẬT BẮC

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: PHẠM THẮNG

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: PHẠM THẮNG

Theo Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, chuyến thăm lịch sử Trung Quốc vào tháng 10-2022 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa rất quan trọng, là những dấu ấn lịch sử trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

Tuyên bố chung cũng khẳng định các nguyên tắc của việc phát triển quan hệ là tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình.

Những nội hàm của quan hệ ở tầm cao mới là 6 phương hướng phấn đấu để tăng cường quan hệ như được nêu trong tuyên bố chung, tức "6 hơn".

Đó là Tin cậy chính trị cao hơn, Hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, Hợp tác thực chất sâu sắc hơn, Nền tảng xã hội vững chắc hơn, Phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và Bất đồng được kiểm soát, giải quyết tốt hơn.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói về một năm ngoại giao sôi động của Việt NamBộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói về một năm ngoại giao sôi động của Việt Nam

Chia sẻ với báo giới dịp cuối năm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điểm lại những dấu ấn nổi bật của ngành ngoại giao năm 2023 và nêu định hướng cho ngành trong năm 2024.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên