30/10/2005 10:46 GMT+7

Không gian suy ngẫm cho nhà khoa học

Theo Lao Động
Theo Lao Động

Một trong những điều kiện cần phải có ở các khu công nghệ cao là một khu vườn - không gian văn hoá cho các nhà khoa học thư giãn, tìm thấy cảm hứng sáng tạo... Có thể là lần đầu tiên ở VN vừa có khu vườn như vậy ở khu công nghệ cao Q9 - TPHCM với sự góp sức của nhiều nhà điêu khắc.

uFMTmeQH.jpgPhóng to

Tượng "Trạng thái sáng tạo" của hoạ sĩ Trần Luân Tín

Một trong những điều kiện cần phải có ở các khu công nghệ cao là một khu vườn - không gian văn hoá cho các nhà khoa học thư giãn, tìm thấy cảm hứng sáng tạo... Có thể là lần đầu tiên ở VN vừa có khu vườn như vậy ở khu công nghệ cao Q9 - TPHCM với sự góp sức của nhiều nhà điêu khắc.

20 tác phẩm được bày tại khu công nghệ cao (CNC) này theo đủ phong cách, nhưng nổi bật vẫn là những bố cục thoáng, hiện đại và ngẫu hứng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, so với các đợt trại sáng tác ở Hà Nội, Huế, và TPHCM từ trước đến nay, kết quả thu lượm từ đợt này có phần dồi dào nhờ ý tưởng thiết kế một không gian dành cho sáng tạo chuyên biệt cho đối tượng cụ thể. Có thể coi đây là không gian mới cho con đường sống của điêu khắc VN.

Bởi ngoài vườn tượng đa phong cách ở Huế ra, tại TP.HCM chưa có khu vườn tượng nào được đầu tư đúng nghĩa. Vườn tượng Tao Đàn (TPHCM) - gọi cho oai là như thế, chỉ là gom lại các tượng của một số hoạ sĩ, nhà điêu khắc vào một chỗ, chen chúc nhau ở một mảnh đất hẹp.

Nhưng không phải từ ý tưởng của nhà đầu tư, mà là điều kiện bắt buộc của các khu CNC trên thế giới - phải có một khu vườn để hít thở, suy ngẫm, một không gian văn hoá để bật lên ý tưởng, cảm xúc mới, kích thích trí sáng tạo cũng như sự thư dãn cho các nhà khoa học.

Nhà đầu tư cung cấp đá, thợ; phần phác thảo do các tác giả thực hiện trong một tháng, với tiền tác quyền là 8 triệu đồng. Sự hợp tác đó xem ra hai bên đều có lợi, bởi đều gặp nhau ở tính mục đích: Bên cần nghệ thuật, bên cần vị trí tương xứng để trưng bày sáng tác ở dạng tượng đá kích thước lớn ngoài trời.

Không hẹn mà gặp, tuy chủ động trong đề tài, song các họa sĩ, nhà điêu khắc Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và các tỉnh miền Tây gặp nhau ở cảm hứng về khu CNC và đó cũng là nét độc đáo nhất quán của vườn tượng. "Dòng chảy" của tác giả Ngọc Anh (Huế) có nhiều tìm tòi rất riêng trong tạo hình: Bên lở, bên bồi; bên cuộn xoáy, bên vững chãi, cũng có thể khiến người ta hình dung đến một dải sông Hương ở đâu đó trong tâm tưởng.

Nguyễn Thị Hiền (Hà Nội) sử dụng các mảng đá cẩm thạch và đá trắng rất phẳng đặt cạnh nhau đón ánh sáng, tạo thành bóng ngả. Ca Lê Thắng (TPHCM) dựa vào trò chơi xếp hình để mở những hình dung về sự xếp đặt trong tư duy. Đào Minh Tri (TPHCM) với 2 khối cong đặt ngược áp vào nhau, nhiều ngụ ý và mường tượng với lời "chào mừng khu công nghệ".

Trong "Trạng thái sáng tạo", tác giả Trần Luân Tín thể hiện sự thăng bằng tương đối của những khối tròn căng đầy, xâm chiếm vào không gian một cách mạnh mẽ. Đó cũng chính là biểu tượng của của dồn nén và bật tung, của sự chông chênh và vững vàng, của sự căng thẳng và thăng hoa, một thoáng tính nam và tính nữ...

Nói về vườn tượng này, hoạ sĩ Luân Tín cho biết, mỗi tác giả tự do thể hiện đề tài, tự do trong sáng tạo, không một chút vụ lợi hay không bị can thiệp - chính vì thế mà cuộc chơi này thú vị và hết mình.

Mong sao có nhiều vườn tượng đích thực như thế để tạo lối ra cho nghệ thuật điêu khắc vốn bị "yếm khí" khí lâu nay.

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên