23/10/2023 19:35 GMT+7

Kiến nghị chi gần 3.000 tỉ đồng cho 5 công trình y tế ở Hà Nội và TP.HCM

Số vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách còn dư sau khi hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động được kiến nghị đầu tư trang thiết bị, công trình ngành y tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ hai từ trái sang) trao đổi cùng một số đại biểu tại kỳ họp Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ hai từ trái sang) trao đổi cùng một số đại biểu tại kỳ họp Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Ngày 23-10, thừa ủy quyền của Thủ tướng, ông Nguyễn Chí Dũng - bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - báo cáo về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trong đó đáng chú ý là kiến nghị bố trí 2.900 tỉ đồng "tăng thu, tiết kiệm chi" để đầu tư trang thiết bị, công trình ngành y tế.

Trong đó, có bốn dự án của Bộ Y tế được đề nghị bố trí vốn hơn 2.420 tỉ đồng, gồm: dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ 790 tỉ đồng; đầu tư trang thiết bị y tế Bệnh viện Bạch Mai 790 tỉ đồng, đầu tư khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai 340,7 tỉ đồng; mua sắm trang thiết bị y tế, cải tạo Bệnh viện Chợ Rẫy 500 tỉ đồng.

Một dự án y tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được đề nghị bố trí vốn 500 tỉ đồng là dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế tòa nhà trung tâm khoa khám bệnh và kỹ thuật nghiệp vụ - Bệnh viện Đại học Y dược.

Báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thống nhất chủ trương báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định về nội dung này. 

Theo báo cáo của Chính phủ, các dự án được đề xuất của ngành y tế thực sự cấp bách, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Về chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đến cuối tháng 8-2023 số tiền hỗ trợ lãi suất chỉ đạt khoảng 781 tỉ đồng, tương đương 1,95% nguồn lực được Quốc hội quyết định. Dự kiến đến hết năm 2023 cũng chỉ đạt rất thấp so với nguồn lực được Quốc hội quyết định (khoảng 3,5%, tương đương khoảng 1.408 tỉ đồng).

Nguyên nhân theo đánh giá của Chính phủ là do người vay còn ngại công tác thanh tra, kiểm tra; khó xác định đối tượng thuộc diện "có khả năng phục hồi" và các nguyên nhân khác…

Trở lại Bệnh viện dã chiến số 13 - điểm chống dịch COVID-19 cuối cùng của Việt NamTrở lại Bệnh viện dã chiến số 13 - điểm chống dịch COVID-19 cuối cùng của Việt Nam

Hiện cả nước chỉ còn một bệnh viện dã chiến duy nhất là Bệnh viện dã chiến số 13 (TP.HCM). Đây được xem là dấu tích cuối cùng về dịch bệnh COVID-19 và sẽ khép lại vai trò lịch sử của mình sau 3 năm chống dịch.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên