28/02/2024 13:28 GMT+7

Loài cá nhỏ xíu nhưng gây ồn hơn tiếng máy bay cất cánh

Loài cá Danionella cerebrum dù nhỏ bé nhưng lại có khả năng tạo ra âm thanh lớn bất thường, vượt qua cả tiếng máy bay cất cánh.

Loài cá Danionella cerebrum - Ảnh: Britz

Loài cá Danionella cerebrum - Ảnh: Britz

Danionella cerebrum là một trong những loài cá nhỏ nhất thế giới với chiều dài khi trưởng thành là 1,27cm. Chúng sống chủ yếu ở vùng nước nông ngoài khơi biển Myanmar.

Tuy nhiên, loài cá này lại có khả năng tạo ra âm thanh hơn 140 decibel (dB) - một con số đáng kinh ngạc.

140dB là ngưỡng gây chói tai cho con người, nghĩa là âm thanh này lớn hơn cả tiếng còi xe cứu hỏa hoặc phi cơ cất cánh (130dB).

Vì sao loài cá bé tí tẹo có thể phát ra âm thanh ngang tiếng còi xe cứu hỏa?

Ông Ralf Britz, tác giả nghiên cứu, cho biết: “Âm lượng này sánh ngang với tiếng ồn mà con người nghe thấy khi máy bay cất cánh ở khoảng cách 100m, điều này khá bất thường đối với một loài động vật có kích thước nhỏ bé như vậy”.

Thông thường, chỉ những loài động vật lớn mới có xu hướng tạo ra âm thanh lớn. Voi trưởng thành có thể tạo ra âm thanh lên tới 125dB bằng vòi.

Tôm gõ mõ còn được gọi là tôm súng lục, chúng được đặt tên như vậy vì có khả năng tạo ra âm thanh tương đương tiếng súng lục - Ảnh: ARTHUR ANKER

Tôm gõ mõ còn được gọi là tôm súng lục, chúng được đặt tên như vậy vì có khả năng tạo ra âm thanh tương đương tiếng súng lục - Ảnh: ARTHUR ANKER

Tuy nhiên, một số loài động vật nhỏ vẫn có thể tạo ra âm thanh lớn hơn rất nhiều so với kích thước của chúng, chẳng hạn như loài tôm gõ mõ. Mặc dù chỉ dài 2,5-5cm nhưng chúng tạo ra âm thanh lên đến 250dB.

Cá ruồi đực cũng có khả năng phát ra tiếng động gần 130dB.

Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu xem cá Danionella cerebrum tạo ra âm thanh bằng cách nào.

Kết quả ban đầu cho thấy loài cá này sở hữu bộ sụn khớp, xương và cơ có cấu tạo đặc biệt.

Đầu tiên, chúng điều khiển phần sụn và xương tác động lên bong bóng cá (cơ quan chứa không khí giúp cá nổi) để tạo ra âm thanh.

Sau đó chúng sẽ co cơ theo kiểu xen kẽ, đồng thời lặp lại nhiều lần nhằm điều chỉnh âm lượng.

Nghiên cứu nêu rõ đây là loài cá duy nhất sử dụng cơ chế co cơ nhiều lần để tạo ra âm thanh tính đến thời điểm hiện tại.

Điều này còn cho phép cá Danionella cerebrum sáng tạo nhiều loại âm thanh khác nhau và giao tiếp với đồng loại trong vùng nước đục.

“Chúng tôi nghĩ rằng sự cạnh tranh của những con cá đực trong môi trường hạn chế về mặt thị giác này đã góp phần giúp Danionella cerebrum phát triển cơ chế giao tiếp bằng âm thanh đặc biệt”, ông Britz nói thêm.

Nghiên cứu về cá Danionella cerebrum được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (Mỹ) vào ngày 26-2.

Australia: Khí hậu ấm lên đẩy loài thú ăn mối có túi đến bờ vực tuyệt chủngAustralia: Khí hậu ấm lên đẩy loài thú ăn mối có túi đến bờ vực tuyệt chủng

Các nhà khoa học Australia phát hiện ra rằng khí hậu ấm lên đang đóng lại tương lai sinh tồn của những con Numbat - một loài thú ăn mối có túi độc đáo sinh sống ở khu vực phía Tây nước này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên