Merchandiser là gì? Tổng hợp từ thông tin nghề nghiệp Merchandise

Merchandise là một thuật ngữ chuyên dụng được dùng trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, đặc biệt là ngành may mặc. Vậy Merchandiser là gì và để biết thêm thông tin về ngành nghề này hãy theo dõi bài viết của CareerBuilder dưới đây.

1. Vị trí Merchandiser là gì?

Tuy không tham gia trực tiếp vào giai đoạn sản xuất nhưng Merchandiser là người điều phối toàn bộ hoạt động sản xuất từ khi bắt đầu cho đến khi sản phẩm đến được tay người dùng. Họ phụ trách toàn bộ từ khâu liên lạc với bên cung ứng nguyên vật liệu đến tham gia vận hành khâu sản xuất với các bộ phận phụ trách trong xưởng và cuối cùng là phụ trách việc bán hàng và quản lý đơn hàng.

Nhân viên merchandiser - Ảnh: Internet.

Nhân viên merchandiser - Ảnh: Internet.

2. Vai trò của Merchandiser trong doanh nghiệp

Như một nhà quản lý, Merchandiser có vai trò kiểm soát tất cả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Vì vậy, người đứng ra phụ trách quan sát, theo dõi, điều phối là cực kỳ quan trọng.

Ngoài ra, trọng trách của vị trí này là hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra và lên phương án xử lý. Lý do là vì nguyên liệu đầu vào ngành may mặc có rất nhiều chủng loại, chất liệu, mẫu mã, dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn. Để có thể hoàn thành công đoạn này cần có một bộ phận chuyên trách, tính toán cẩn thận, giám sát nguyên liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất.

Hiểu rõ về nguyên liệu là một trong những yêu cầu bắt buộc của merchandiser - Ảnh: Internet.

Hiểu rõ về nguyên liệu là một trong những yêu cầu bắt buộc của merchandiser - Ảnh: Internet.

3. Phân loại các vị trí Merchandise

3.1 Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Với việc làm merchandiser này, bạn sẽ có nhiệm vụ theo dõi và quản lý đơn hàng của khách hàng theo nhu cầu xuất khẩu. Cụ thể bạn sẽ nhận mẫu thiết kế từ khách hàng, chỉnh sửa và gửi lại mẫu mới cho khách. Sau khi thống nhất bản thiết kế, bạn sẽ tiến hành báo giá FOB. Cuối cùng là ký hợp đồng. Từ đây, nhân viên merchandiser sẽ chủ động làm việc với các nhà cung ứng vật liệu và tiến hành sản xuất theo yêu cầu. Sau cùng, đơn hàng sẽ được vận chuyển ra bến cảng để xuất khẩu.

3.2 Merchandise quản lý đơn hàng CMT

Vị trí công việc này sẽ không phải làm công việc quản lý nguyên vật liệu đầu vào mà sẽ chịu trách nhiệm về khâu gia công sản phẩm. Họ sẽ phụ trách việc theo dõi, đốc thúc trong quá trình gia công sản phẩm từ công đoạn cắt đến may vá và cuối cùng là gia công những chi tiết thừa. Vị trí này bạn sẽ làm việc chủ yếu với nhà máy và phân xưởng.

3.3 Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Công việc merchandiser này sẽ phụ trách việc cung ứng sản phẩm và theo dõi hành trình đơn hàng cho khách hàng ở nội địa. Bạn cần nắm rõ các khu vực được phân chia và phụ trách công việc quản lý. Điều này nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho các bộ phận khác.

3.4 Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Merchandiser quản lý đơn hàng tổng hợp sẽ phụ trách tất cả công việc kể trên. Do đó, yêu cầu cho vị trí này khá khắt khe. Bạn cần có sự chuyên nghiệp về kiến thức lẫn chuyên môn, khả năng làm việc năng suất, tỉ mỉ và cẩn thận.

4. Công việc của Merchandise là gì?

● Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng và thực hiện đúng theo yêu cầu đó.

● Lên kế hoạch, chiến lược bán hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được sự cung ứng hàng hóa cho khách hàng.

● Tiếp thu ý kiến và phản hồi từ khách hàng về dịch vụ cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.

● Giao tiếp, phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo phân phối hàng hóa theo yêu cầu.

● Kiểm tra, giám sát thường xuyên về quy trình làm việc cũng như mức độ đánh giá từ khách hàng.

● Phát triển thương hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp qua các đề xuất chiến lược cụ thể.

● Quản lý tài chính từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp

Tiếp nhận và quản lý đơn hàng là công việc của merchandise - Ảnh: Internet.

Tiếp nhận và quản lý đơn hàng là công việc của merchandise - Ảnh: Internet.

5. Những cơ hội việc làm trong ngành Merchandise

5.1 Garment Merchandiser (MR)

Vị trí công việc này sẽ thực hiện các nhiệm vụ trao đổi với khách hàng, nhà máy sản xuất. Bạn cần phải truyền đạt đến khách hàng, đối tác về các vấn đề mà họ gặp phải, đồng thời đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất. Bên cạnh đó, nhân viên Garment Merchandiser còn phải lập kế hoạch lấy mẫu hàng hóa mới, tìm kiếm đơn hàng từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, bạn cần cập nhật liên tục về trạng thái đơn hàng ở tất cả các giai đoạn và thực hiện báo cáo giao hàng theo định kỳ hàng tuần.

5.2 Merchandising Executive – B’s Mart

Ở vị trí này, bạn sẽ thực hiện công việc lên các danh mục về quản trị mua bán hàng và hỗ trợ công tác quản lý. Từ đây sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho mục tiêu phát triển doanh số lẫn doanh thu cho doanh nghiệp.

Đây là một vị trí được xem là khá lý tưởng để có thể thăng tiến trong công việc. Để làm tốt vị trí này, bạn cần có khả năng tư duy phân tích, đánh giá các hoạt động tốt, phân tích đưa ra những chiến lược phát triển.

5.3 Nhân viên Merchandise

Nhân viên Merchandiser là người chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý đơn hàng, doanh số thu được và lượng hàng hóa bán ra. Từ đó, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, người quản lý mặt hàng. Khi đảm nhận vị trí này, bạn cần đảm bảo đầy đủ về các tiêu chuẩn bán hàng, hỗ trợ người quản lý thông qua việc ghé thăm cửa hàng để kiểm tra về sự tuân thủ của cửa hàng cũng như tầm nhìn thương hiệu, báo cao cho quản lý doanh thu hàng tháng.

Nhân viên merchandiser có nhiệm vụ chốt và quản lý đơn hàng - Ảnh: Internet.

Nhân viên merchandiser có nhiệm vụ chốt và quản lý đơn hàng - Ảnh: Internet.

6. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng khi tuyển dụng Merchandiser

6.1 Về trình độ

Để trở thành một nhân viên merchandise sáng giá cho nhà tuyển dụng, ứng viên cần có kinh nghiệm trong việc vận hành, quản lý đội nhóm. Đồng thời, am hiểu về các sản phẩm cũng như nguyên liệu may mặc. Trình độ ngoại ngữ tốt và khả năng thành thạo tin học văn phòng cũng là một trong những điều kiện cần khi ứng tuyển.

6.2 Về kỹ năng

Do khối lượng công việc lớn và nhiều, nhân viên Merchandiser cần trang bị những kỹ năng sau để có thể thích ứng tốt công việc:

● Có khả năng chịu được áp lực cao.

● Luôn kiên nhẫn và biết cách sắp xếp, quản lý thời gian.

● Nắm rõ các xu hướng bán hàng và sản xuất mới nhất để ứng dụng cho thực tiễn.

● Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, các nhân viên phụ trách.

● Nhạy bén, linh hoạt bắt kịp sự thay đổi trong thị trường thương mại.

● Nắm bắt tốt tâm lý khách hàng.

● Kỹ năng tổ chức công việc theo từng công đoạn và quản lý nhân sự.

● Tính toán nhanh và ghi nhớ thông tin của từng danh mục sản phẩm.

7. Mức lương cơ bản của Merchandiser

Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp may mặc xuất hiện ngày càng nhiều, thế nên nhu cầu tuyển dụng Merchandiser cũng tăng lên đáng kể. 

Việc làm may mặc nói chung và Merchandiser nói riêng có thể tìm thấy rất nhiều trên các trang tuyển dụng. Vì yêu cầu công việc khá nhiều và nhu cầu tuyển dụng cao nên mức lương của ngành được đánh giá là tương đối cao so với mức lương trung bình của các ngành nghề khác hiện nay.

Mặt khác, nếu bạn có cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn nước ngoài thì mức lương có thể gấp 2 hoặc 3 lần. Ngoài ra, bạn có cơ hội tiếp xúc, giao lưu trong môi trường làm việc tân tiến, đa văn hóa. 

Quả thật, đây là cơ hội lý tưởng để bạn phát triển lộ trình thăng tiến sự nghiệp của mình. Theo thống kê tại Careerbuiler.vn, mức lương merchandiser trung bình dao động ở khoảng 12.7 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 4 triệu và cao nhất là 36 triệu.

Mức lương của 1 Merchandise tại careerbuilder.vn - Ảnh: Internet.

Mức lương của 1 Merchandise tại careerbuilder.vn - Ảnh: Internet.

Như vậy qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của Merchandiser. Với cơ hội thăng tiến tốt cộng với mức lương hấp dẫn, đây là một ngành nghề đáng để bạn "đầu tư" trong tương lai. Nếu bạn yêu thích nghề merchandise và đang có ý định tìm việc merchandiser, hãy truy cập vào careerbuilder.vn để cập nhật thông tin công việc mới nhất nhé!

Đừng từ bỏ kỳ nghỉ mà bạn xứng đáng được nhậnĐừng từ bỏ kỳ nghỉ mà bạn xứng đáng được nhận

Hậu đại dịch cùng sự suy thoái kinh tế khiến nhiều lãnh đạo quyết định không tận dụng các kỳ nghỉ. Nhưng các kỳ nghỉ không chỉ giúp cải thiện năng suất, giảm căng thẳng và sức khỏe tinh thần tổng thể…

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0