24/05/2008 04:01 GMT+7

Mở mang tri thức, công nghệ cho nông dân

 VĂN HÙNG (Hà Nội)
 VĂN HÙNG (Hà Nội)

TT - Nông dân VN chiếm số đông trong dân số, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm của đất nước. Thế nhưng tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua thì bộ phận này lại không được hưởng lợi nhiều, cả về vật chất lẫn tinh thần.

(Viết tiếp ý kiến "Làm gì để nông dân bớt khổ?", Tuổi Trẻ ngày 23-5)

hLziFrZE.jpgPhóng to
Chị Tư Bực, nông dân ở ấp 1, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, Long An, có một công ruộng nằm trong khu qui hoạch làm sân golf đang lo nghĩ làm gì để sống nếu không còn đất làm ruộng (ảnh chụp chiều 8-5) - Ảnh: T.T.D
TT - Nông dân VN chiếm số đông trong dân số, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm của đất nước. Thế nhưng tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua thì bộ phận này lại không được hưởng lợi nhiều, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Người nông dân gửi thư cho Thủ tướngMột phác họa chân thật về tình cảnh nông dân

Khảo sát tại các vùng ven đô phát triển mạnh trong những năm qua như: Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội), Yên Phong, Quế Võ (Bắc Ninh), Ân Thi, Văn Giang ( Hưng Yên)…người nông dân vẫn như hàng bao đời nay, trong khi xã hội phát triển hằng ngày. Không ít người vẫn cảm thấy tự ti trước các khu công nghiệp lớn mọc lên, trước cuộc sống hiện đại. Chính điều này đã khiến số người hiểu sâu về nền kinh tế thị trường, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn rất ít... Khó hòa nhập đã khiến người nông dân cảm thấy cô quạnh, ít tự tin và nhận nhiều thiệt thòi về phần mình khi bị chèn ép về giá cả, bị mất đất, nhũng nhiễu, sẵn sàng mất tiền oan để cho qua mọi việc.

Đảng và Nhà nước muốn đổi mới, hiện đại hóa nông thôn trong thời kỳ hội nhập không nên quên chấn hưng tri thức cho người nông dân dựa trên các phương tiện: công nghệ thông tin, truyền thông, báo chí để đời sống nông dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Qua tham dự chương trình "Hàn Quốc năng động" tại VN vào tháng 11-2007, tôi được biết 100% các ngôi làng ở nước này đều có Internet miễn phí. Việc trang bị Internet miễn phí giúp người dân hiểu biết về kinh tế, xã hội đất nước, thế giới tốt hơn để phục vụ công việc sản xuất của mình, và Chính phủ cũng tuyên truyền các công văn, chính sách tới người dân được hiệu quả, nhanh chóng hơn, tình trạng tham nhũng, quan liêu vì thế cũng đã giảm mạnh.

 VĂN HÙNG (Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên