09/11/2023 21:32 GMT+7

Mỗi năm hệ thống trường nghề TP.HCM đào tạo khoảng 200.000 người

Ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết hằng năm có khoảng 200.000 người tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp TP.

Ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho rằng các trường cần xác định những ngành nghề trọng điểm, dựa vào những ngành nghề được doanh nghiệp đánh giá cao khi tuyển dụng sinh viên. Kế đến, các trường tập trung phát triển để những ngành mũi nhọn tiến lên phía trước và kéo những ngành còn lại theo sau. Có như thế mới xây dựng được thương hiệu lâu dài - Ảnh: HÂN NHIÊN

Ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho rằng các trường cần xác định những ngành nghề trọng điểm, dựa vào những ngành nghề được doanh nghiệp đánh giá cao khi tuyển dụng sinh viên. Kế đến, các trường tập trung phát triển để những ngành mũi nhọn tiến lên phía trước và kéo những ngành còn lại theo sau. Có như thế mới xây dựng được thương hiệu lâu dài - Ảnh: HÂN NHIÊN

Hội nghị thứ nhất Hội đồng hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn TP.HCM diễn ra chiều 9-11. Ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết hằng năm có khoảng 200.000 người tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp TP.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng là địa phương có tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp gần 87%, thuộc loại cao của cả nước.

Tuy vậy, ông Dương Anh Đức cũng nêu ra một số bất cập tiềm ẩn. Dễ thấy nhất là các trường cao đẳng, trung cấp hiện nay chưa xác định được thế mạnh cũng như tạo được bản sắc riêng.

Điều này dẫn đến tình trạng khó thu hút được người học vào trường, đồng thời khiến cho công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp gặp khó khăn.

Ông Dương Anh Đức cũng chỉ ra tỉ lệ các trường đã qua kiểm định, đánh giá ngoài chưa cao, chỉ khoảng 20%. Chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp chưa có sự đánh giá khách quan từ bên ngoài, chủ yếu là tự đánh giá với nhau.

"Những vấn đề trên cần được hội đồng hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp nghiêm túc nhìn nhận, tìm hiểu và nghiên cứu tìm ra giải pháp. Trong đó, mục tiêu hàng đầu là đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng cao, về số lượng và chất lượng" - ông Đức nhấn mạnh.

Ông Phạm Nam Phương - chuyên gia lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - đề xuất các trường có thể thành lập cơ sở dữ liệu về thuật ngữ để tạo tính hệ thống, đồng bộ giữa các trường, đặc biệt là ở các trường chuyên đào tạo ngành cơ khí - Ảnh: HÂN NHIÊN

Ông Phạm Nam Phương - chuyên gia lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp - đề xuất các trường có thể thành lập cơ sở dữ liệu về thuật ngữ để tạo tính hệ thống, đồng bộ giữa các trường, đặc biệt là ở các trường chuyên đào tạo ngành cơ khí - Ảnh: HÂN NHIÊN

Về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, TS Lê Đình Kha - hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng - cho rằng cần khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề tại chỗ nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

Ngoài ra, cần đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, thúc đẩy sự hỗ trợ, tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.

Còn theo ông Phạm Nam Phương - chuyên gia lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, các trường cao đẳng, trung cấp cần có sự thống nhất về khung chương trình đào tạo, lộ trình học tập theo từng năm, tài liệu giảng dạy và nhất là thuật ngữ chuyên ngành.

Dựa trên kinh nghiệm từ nước Đức, ông Phương đề xuất các trường có thể thành lập cơ sở dữ liệu về thuật ngữ để tạo tính hệ thống, đồng bộ giữa các trường, đặc biệt là ở các trường chuyên đào tạo ngành cơ khí…

Doanh nghiệp châu Âu cần lao động, trường nghề Việt muốn đón đầuDoanh nghiệp châu Âu cần lao động, trường nghề Việt muốn đón đầu

Ngôn ngữ, kỹ năng, kết nối và công nhận bằng cấp là một số thách thức với nhiều trường nghề Việt Nam có tham vọng cung ứng lao động sang châu Âu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên