12/03/2024 13:09 GMT+7

Muốn học âm nhạc, mỹ thuật thì thi lớp 10 trường nào?

Nhiều học sinh lớp 9 thắc mắc không biết có năng khiếu âm nhạc, mỹ thuật thì chọn vào trường THPT nào khi thi lớp 10 để có cơ hội học tập?

Cô Nguyễn Thị Tú - hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (Đại học Sư phạm TP.HCM) - nơi có dạy bộ môn âm nhạc, mỹ thuật cho học sinh khi các em trúng tuyển lớp 10 vào trường - Ảnh: MỸ DUNG

Cô Nguyễn Thị Tú - hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (Đại học Sư phạm TP.HCM) - nơi có dạy bộ môn âm nhạc, mỹ thuật cho học sinh khi các em trúng tuyển lớp 10 vào trường - Ảnh: MỸ DUNG

Trong bối cảnh các Trường THPT dạy theo chương trình phổ thông 2018, việc học sinh chuẩn bị thi lớp 10 phải chọn một ngôi trường có dạy môn mà các em mong muốn là điều cần thiết. Bởi hiện nay, không phải trường THPT nào tại TP.HCM cũng có thể đáp ứng dạy tất cả các môn tự chọn mà học sinh mong muốn.

Vậy những trường THPT nào tại TP.HCM có dạy môn tự chọn về âm nhạc, mỹ thuật, nghệ thuật?

Địa chỉ đầu tiên là Trường trung học Thực hành (Đại học Sư phạm TP.HCM) - 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, cô Nguyễn Thị Tú - hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (Đại học Sư phạm TP.HCM) - cho biết trường có đội ngũ giáo viên, giảng viên chuyên môn đến từ khoa giáo dục tiểu học, khoa giáo dục mầm non để dạy các môn âm nhạc, mỹ thuật cho học sinh từ lớp 10 khi các em vào trường và lựa chọn môn học này.

Trong quy định chương trình phổ thông, môn mỹ thuật có 10 bộ sách, học sinh sẽ chọn học 4 bộ sách trong 10 bộ đó. Các em có thể chọn học về đồ họa, vẽ… Trường có 37 phòng máy vi tính để học sinh theo học vẽ, học thiết kế đồ họa…

Đối với môn âm nhạc, học sinh có thể chọn lựa học đàn hoặc học hát. Hoặc chọn học nghệ thuật thì có múa. Hiện nay, Trường trung học Thực hành có 2 phòng dạy múa, 2 phòng đàn.

"Năm đầu tiên thực hiện chương trình 2018, học sinh lớp 10 không chọn học các môn tự chọn về nghệ thuật, nhưng năm nay các em đã lựa chọn học các môn nghệ thuật. Qua khảo sát của trường hai lần, lắng nghe ý kiến từ học sinh thì các em đều cho biết các em rất thích" - cô Tú cho biết.

Ban nhạc tại Trường THPT Hùng Vương được thành lập trong lớp âm nhạc mà học sinh đang theo học - Ảnh: MỸ DUNG

Ban nhạc tại Trường THPT Hùng Vương được thành lập trong lớp âm nhạc mà học sinh đang theo học - Ảnh: MỸ DUNG

Địa chỉ thứ hai là Trường THPT Hùng Vương (đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM).

Trao đổi với Tuổi Trẻ, cô Trương Thị Bích Thủy - hiệu trưởng nhà trường - cho hay trong số những môn học tự chọn, Trường THPT Hùng Vương hiện cho học sinh chọn học môn âm nhạc, mỹ thuật khi các em trúng tuyển vào lớp 10 và muốn theo học các môn học này.

Năm học này, Trường THPT Hùng Vương tổ chức được 4 lớp âm nhạc, 4 lớp mỹ thuật cho học sinh khối 10. 

Năm sau, trường này cũng tiếp tục tổ chức cho học sinh nếu các em lựa chọn môn âm nhạc, mỹ thuật để học.

Hiện nay, Trường THPT Hùng Vương tổ chức được hầu hết các môn tự chọn cho học sinh như: sinh, địa, lý, hóa, tin, âm nhạc, mỹ thuật…

Nhiều trường không thể tổ chức dạy âm nhạc, mỹ thuật cho học sinh

Chương trình phổ thông 2018 bắt đầu ở bậc THPT từ năm học 2022-2023.

Năm học 2024-2025 là năm thứ 3 chương trình được thực hiện ở bậc THPT, phủ từ lớp 10 đến hết lớp 12.

Chương trình phổ thông 2018 sẽ bắt buộc các trường THPT dạy 8 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; lịch sử; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương. Học sinh sẽ chọn học 4 môn trong các môn như: sinh, lý, hóa, địa, tin, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật...

Hiện nay, nhiều trường THPT không thể tổ chức dạy học cho học sinh tất cả môn tự chọn mà học sinh có mong muốn.

Trong đó, rất nhiều trường không thể tổ chức dạy âm nhạc, mỹ thuật cho học sinh vì thế mạnh mỗi trường là khác nhau.

"Làm lơ" âm nhạc, mỹ thuật, nhiều trường mới chỉ làm tốt việc dạy chữ'Làm lơ' âm nhạc, mỹ thuật, nhiều trường mới chỉ làm tốt việc dạy chữ

TTO - Tại hội nghị bàn về giáo dục môn nghệ thuật trong trường phổ thông tổ chức ngày 21-8, bộ trưởng Bộ GD-ĐT thừa nhận trong các nhiệm vụ 'dạy chữ', 'dạy người' và 'dạy nghề', ngành giáo dục mới chỉ làm tốt việc 'dạy chữ'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên