20/12/2017 11:13 GMT+7

Ngứa ở vùng quanh rốn lan ra toàn bụng khi mang thai

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Sẽ không có gì là bất thường nếu như bạn cảm thấy ngứa khi mang thai cả, đặc biệt ngứa vùng quanh eo và ngực, do da tại vùng này căng ra theo sự phát triển của thai.

Ngứa ở vùng quanh rốn lan ra toàn bụng khi mang thai - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: pinterest.com

Sự thay đổi hormone cũng là vấn đề. Một số phụ nữ tìm thấy trong lòng bàn tay, bàn chân của họ có bị ngứa. Tình trạng này có thể gây ra bởi một sự gia tăng hàm lượng estrogen. Nó thường biến mất ngay sau khi sinh em bé.

Bạn cũng có thể có gì đó gây cho bạn ngứa như da khô và nó sẽ ngứa hơn khi mang thai vì sự rạn nứt da do căng da khi thai bắt đầu lớn. Eczema thường nặng hơn trong thời gian mang thai, mặc dù một số phụ nữ có thể cải thiện tình trạng này. Với bệnh vảy nến thì tình trạng ngược lại: Nhiều phụ nữ báo cho biết triệu chứng nghiêm trọng của họ lại ít hơn trong suốt quá trình mang thai, trong khi một số khác lại cho răng phụ nữ mang thai có tình trạng vảy nến tệ hơn.

Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ bị ngứa ở các vùng da bụng, ngực, đùi... và cơ quan sinh dục. Nguyên nhân chính là do sự căng giãn da quá mức và sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Những vị trí thường gặp là vùng bụng (do bào thai phát triển), 2 bầu vú, cánh tay, mông, đùi, cẳng và bàn chân (do sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới, gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới, gây phù chân); do tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Điều này làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài; do viêm nang lông trong thai kỳ gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục...

Cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không nên gãi. Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau: Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót); tránh ra ngoài lúc oi bức; tắm với nước ấm để giúp giảm ngứa; tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh, nhiều bọt và quá thơm. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng; uống nhiều nước; giữ khô và sạch vùng sinh dục; dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc.

Làm thế nào để giảm ngứa khi mang thai? Điều này còn lệ thuộc một phần vào nguyên nhân. Nếu tình trạng ngứa của bạn chỉ từ do căng da hay khô da, thì biện pháp đơn giản có thể làm cho bạn giảm ngứa chính là:

- Tránh tắm dưới vòi nước nóng, có thể làm cho da khô hơn và làm tình trạng thêm tệ hơn;

- Sử dụng các loại xà phòng không có hương thơm, đôi khi hương thơm gây ra dị ứng ngứa hơn và đảm bảo rửa trôi xà phòng một cách sạch sẽ trước khi lau khô;

- Có thể dùng chế phẩm tắm làm từ cháo bột yến mạch tắm mua tại các hiệu thuốc;

- Dùng nhiều chất giữ ẩm không mùi thơm sau khi bạn tắm xong;

- Tránh đi ra ngoài nhiều khi trời nắng nóng vì sức nóng sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa; mặc quần áo rộng bằng cotton;

- Nếu bạn có các ban đỏ nghiêm trọng hay ngứa nhiều, thì các biện pháp trên không đủ làm giảm ngứa, có thể dùng thêm một số thuốc chống ngứa khác không gây hại cho thai nhi.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên