06/01/2024 09:20 GMT+7

Nhà Bá Kiến dựng từ năm Giáp Thìn, đúng 120 năm trước, cách gì vẫn còn đến hôm nay?

Mùa xuân này, ngôi nhà nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao vừa tròn 120 tuổi.

Nhà Bá Kiến được xây dựng vào năm Giáp Thìn 1904, cách ngày nay đúng 120 năm. Ngôi nhà nằm trên khuôn viên rộng gần 900m2 ở làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Khi truyện Chí Phèo của Nam Cao nổi tiếng, làng Đại Hoàng cũng “bị” đổi tên thành “làng Vũ Đại” - Ảnh: ĐẬU DUNG

Nhà Bá Kiến được xây dựng vào năm Giáp Thìn 1904, cách ngày nay đúng 120 năm. Ngôi nhà nằm trên khuôn viên rộng gần 900m2 ở làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Khi truyện Chí Phèo của Nam Cao nổi tiếng, làng Đại Hoàng cũng “bị” đổi tên thành “làng Vũ Đại” - Ảnh: ĐẬU DUNG

Bá Kiến là một trong những nhân vật thuộc hệ thống nhân vật phản diện trong văn Nam Cao.

Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh, năm 1963, ông có về làng Đại Hoàng - quê Nam Cao - để tìm hiểu những nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn vì biết nhà văn Nam Cao hay dùng nguyên mẫu.

Kể trong một bài viết chân dung về Nam Cao viết năm 2007 (được tuyển in trong cuốn Nguyễn Đăng Mạnh - Chân dung và phong cách, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, 2019), ông Nguyễn Đặng Mạnh cho biết Chí Phèo không phải là người cùng thời với Nam Cao, đó là một nhân vật truyền thuyết của làng.

Còn Bá Kiến thì có nguyên mẫu tên là Trần Duy Bính, "gần giống với Bá Kiến: bóc lột dân, dâm ô, cướp cả vợ bố, ngủ với con dâu, cũng có bốn vợ".

Ông Nguyễn Đăng Mạnh có ghi lại mấy câu vè về Bá Bính của dân Đại Hoàng (dân Đại Hoàng hay làm vè, Nam Cao gọi là trần ngôn):

"Nam Sang nhất tổng Cao Đà/ Có thằng Bá Nghị tên là sọc nhăng/ Ông mà lại hóa ra thằng/ Khôn ngoan nhất mực, nói năng ai tày/ Bốn đời lý trưởng trong tay/ Bao chiếm điền thổ xưa nay đã nhiều/ Thuế tháng năm nhà nghèo cùng khổ/ Mày lại còn lạm bổ lạm thu/ Mang về xây dựng cơ đồ/ Lắng tai ta sẽ bảo cho ân cần" (theo ông Trần Doãn Chấn).

Trong truyện Chí Phèo, trước khi bị tha hóa, Chí Phèo là gã thanh niên "hiền như cục đất", y đi ở thuê cho nhà Bá Kiến.

Sau đó do ghen tuông, Bá Kiến khiến Chí Phèo đi tù. Từ đây, Chí Phèo biến thành tên chuyên gây rối, rạch mặt ăn vạ, chửi bới dân làng.

Kết thúc truyện, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.

Tuy nhiên, ở ngoài đời thực, Chí Phèo và Bá Bính chẳng liên quan gì đến nhau cả. Bá Bính chẳng bị ai đâm chém cả.

Thậm chí, trong cuốn Chuyện chưa biết về nhà văn Nam Cao của bà Trần Thị Hồng - con gái của cố nhà văn Nam Cao, ông Trần Duy Bính - nguyên mẫu Bá Kiến - còn sống đến sau năm 1945, về sau có nhiều con cháu tham gia kháng chiến hoặc thành đạt ở nhiều nơi.

Vì tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao quá nổi tiếng nên từ đó, ngôi nhà của Bá Bính cũng bị gọi là nhà của Bá Kiến.

Nhà Bá Kiến được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền dân tộc, bộ khung bằng gỗ lim với ba gian rộng. Đầu thế kỷ 19, chưa có xi măng, khi làm nhà người ta trộn mật mía, bồ hóng vào vôi và thêm một số phụ gia khác để làm thành hồ. Gạch dùng xây tường và lát nền được nung bằng rơm nên dù đã nhiều năm trôi qua, bức tường vẫn không hề bong tróc - Ảnh: ĐẬU DUNG

Nhà Bá Kiến được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền dân tộc, bộ khung bằng gỗ lim với ba gian rộng. Đầu thế kỷ 19, chưa có xi măng, khi làm nhà người ta trộn mật mía, bồ hóng vào vôi và thêm một số phụ gia khác để làm thành hồ. Gạch dùng xây tường và lát nền được nung bằng rơm nên dù đã nhiều năm trôi qua, bức tường vẫn không hề bong tróc - Ảnh: ĐẬU DUNG

Nhà gồm bốn hàng cột với tổng cộng 16 cây cột gỗ lim có chân kê đá tảng, được gọt đẽo công phu - Ảnh: ĐẬU DUNG

Nhà gồm bốn hàng cột với tổng cộng 16 cây cột gỗ lim có chân kê đá tảng, được gọt đẽo công phu - Ảnh: ĐẬU DUNG

Mái lợp ngói ta, tường hồi hai bên bít dốc - Ảnh: ĐẬU DUNG

Mái lợp ngói ta, tường hồi hai bên bít dốc - Ảnh: ĐẬU DUNG

Phía trước có hiên rộng rãi, có những bức dại che mưa che nắng. Chạm khắc trang trí chủ yếu tập trung vào các thân rường, bảy, trang trí chủ yếu là vân mây, lá lật, rồng hóa… - Ảnh: ĐẬU DUNG

Phía trước có hiên rộng rãi, có những bức dại che mưa che nắng. Chạm khắc trang trí chủ yếu tập trung vào các thân rường, bảy, trang trí chủ yếu là vân mây, lá lật, rồng hóa… - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ngôi nhà trải qua 7 đời chủ. Chủ đầu của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hanh, một lái buôn giàu có. Cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng trời mới xong - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ngôi nhà trải qua 7 đời chủ. Chủ đầu của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hanh, một lái buôn giàu có. Cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng trời mới xong - Ảnh: ĐẬU DUNG

Từ trong nhìn ra ngoài sân... - Ảnh: ĐẬU DUNG

Từ trong nhìn ra ngoài sân... - Ảnh: ĐẬU DUNG

Ông Bá Bính là chủ thứ tư của ngôi nhà. Sau Bá Bính, ngôi nhà còn trải qua ba đời chủ khác, cho đến tháng 11-2007 thì được Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nam mua lại với giá 700 triệu đồng và giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý

Ông Bá Bính là chủ thứ tư của ngôi nhà. Sau Bá Bính, ngôi nhà còn trải qua ba đời chủ khác, cho đến tháng 11-2007 thì được Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nam mua lại với giá 700 triệu đồng và giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý

Dù 120 năm trôi qua, ngôi nhà vẫn được giữ tương đối nguyên vẹn. Hiện ngôi nhà cũng trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nam. Nhiều du khách về đây tìm hiểu, tham quan để hiểu thêm sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao - Ảnh: ĐẬU DUNG

Dù 120 năm trôi qua, ngôi nhà vẫn được giữ tương đối nguyên vẹn. Hiện ngôi nhà cũng trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nam. Nhiều du khách về đây tìm hiểu, tham quan để hiểu thêm sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao - Ảnh: ĐẬU DUNG

Những tác phẩm bị lãng quên 70 năm của nhà văn Nam CaoNhững tác phẩm bị lãng quên 70 năm của nhà văn Nam Cao

TTCT - Tết này, mời bạn đọc một tìm tòi công phu và những phát hiện quý báu về nhiều tác phẩm bị quên lãng của nhà văn Nam Cao…

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên