Nhân viên truyền thông là ai, làm công việc gì?

Truyền thông đang là một lĩnh vực hot trong thời gian gần đây, đồng thời cũng là yếu tố mà các nhãn hàng và thương hiệu đặc biệt quan tâm. Vì vậy, vai trò của nhân viên truyền thông trong doanh nghiệp ngày càng được coi trọng.

Công việc truyền thông - Ảnh: Pexels.

Công việc truyền thông - Ảnh: Pexels.

1. Nhân viên truyền thông là ai?

Nhân viên truyền thông là những người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hay dịch vụ tại doanh nghiệp. Họ là những người sáng tạo ra kế hoạch sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về đối tượng cũng như mục tiêu mà họ đang quảng bá.

Đây là một công việc đòi hỏi nhân viên phải năng động. Chính vì thế, để có thể làm tốt công việc này, người đảm nhiệm phải trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng cần thiết để đạt được mức độ hiệu quả của công việc.

Nhân viên truyền thông là gì - Ảnh: Pexels.

Nhân viên truyền thông là gì - Ảnh: Pexels.

2. Mô tả công việc nhân viên truyền thông

Mô tả công việc nhân viên truyền thông bao gồm những nhiệm vụ chi tiết như sau:

● Lập kế hoạch, sáng tạo và xây dựng các nội dung liên quan đến truyền thông cho công ty. Những nội dung này bao gồm các thông cáo báo chí, các bài về diễn thuyết, bài phát biểu trước công chúng, những bản thông báo đến các cán bộ, quản lý và ban lãnh đạo tại công ty.

● Có trách nhiệm soạn thảo các tài liệu liên quan đến truyền thông, truyền đạt cho mọi người các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Các thông tin này có thể được lưu hành nội bộ hoặc bên ngoài. Bên cạnh đó, họ còn đảm nhiệm việc sản xuất nội dung và đăng tải lên trang fanpage Facebook hoặc các tài khoản mạng xã hội khác của công ty, đồng thời quản lý các nội dung cho website.

● Truyền thông các thông tin và giá trị văn hóa nội bộ của công ty đến các cán bộ công nhân viên.

● Phân tích các mục tiêu và đối tượng truyền thông cho công ty; phối hợp với các phòng ban truyền thông/marketing lập kế hoạch, lên ý tưởng để thực hiện chương trình cũng như chiến lược truyền thông.

● Duy trì, thiết lập các mối quan hệ với báo chí; liên hệ với các đại sứ thương hiệu của công ty để có thể dễ dàng trao đổi công việc và phổ biến các kế hoạch truyền thông đến các đại sứ thương hiệu hay KOL.

● Đảm nhận việc xử lý các khủng hoảng truyền thông. Phụ trách việc thông báo với các bên liên quan, chuẩn bị sẵn các nội dung để kịp thời trấn an khách hàng hoặc các thông tin đính chính để bảo vệ hình ảnh thương hiệu của công ty.

Mô tả công việc truyền thông - Ảnh: Pexels.

Mô tả công việc truyền thông - Ảnh: Pexels.

3. Những kỹ năng cần có khi làm truyền thông

Truyền thông là công việc đòi hỏi sự năng động, do bản chất công việc là mang hình ảnh thương hiệu đi quảng bá và mở rộng. Vì thế, nhân viên truyền thông cần đảm bảo trang bị những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc:

3.1 Kỹ năng giao tiếp

Khi đảm nhận vị trí này, nhân viên truyền thông tiếp xúc với rất nhiều người, họ đóng vai trò làm cầu nối của các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với đối tác – khách hàng. Do đó, giao tiếp trở thành một kỹ năng quan trọng giúp nhân viên cư xử một cách khéo léo trong mọi tình huống, đồng thời duy trì các mối quan hệ, hỗ trợ công việc được thực hiện tốt và hiệu quả hơn.

Kỹ năng giao tiếp - Ảnh: Pexels.

Kỹ năng giao tiếp - Ảnh: Pexels.

3.2 Kỹ năng quản lý, tổ chức

Công việc của nhân viên truyền thông thường phải đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, thường xuyên gặp gỡ đối tác hoặc đi công tác, tổ chức và tham dự các sự kiện. Với khối lượng công việc lớn và áp lực đòi hỏi nhân viên phải làm việc một cách thường xuyên. Vì vậy, một nhân viên truyền thông phải biết cách sắp xếp, tổ chức và quản lý công việc sao cho chặt chẽ, khoa học.

3.3 Kỹ năng đàm phán, thuyết trình

Hầu hết các công việc trong ngành truyền thông đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi, đàm phán, thương lượng với các bên khác nhau (đối tác, khách hàng,..). Chính vì thế, kỹ năng thuyết trình lưu loát, đàm phán, thuyết phục hiệu quả là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên truyền thông.

3.4 Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm

Các chiến lược về truyền thông luôn phải có sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Chính vì thế kỹ năng làm việc nhóm là rất cần thiết để nhân viên có thể kết nối công việc trong tổ chức và phát huy được hết năng lực nhằm đạt được mục tiêu công việc.

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm - Ảnh: Pexels.

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm - Ảnh: Pexels.

3.5 Kỹ năng ngoại ngữ

Đối với một nhân viên truyền thông thì khả năng về ngoại ngữ chính là một điểm cộng rất lớn trong thời buổi hội nhập hiện nay. Trong các buổi họp báo, hội thảo nhân viên truyền thông đảm nhận vai trò thuyết trình cho những khách hàng, đối tác và có thể có các đối tác nước ngoài. Chính vì vậy kỹ năng ngoại ngữ tốt có thể giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng của mình.

3.6 Kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video

Đối với người làm truyền thông thì kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và video là rất cần thiết. Đơn giản là những công việc liên quan đến truyền thông đều hướng đến sự quảng bá là chủ yếu. Chính vì vậy, những người có khả năng chỉnh sửa hình ảnh và video sẽ nhận được rất nhiều lợi thế, tạo được sự chú ý hơn so với những người khác. Ngoài các kiến thức về chỉnh sửa hình ảnh và video thì sử dụng thành thạo các công cụ bổ trợ cũng giúp nhân viên phát triển và làm việc hiệu quả hơn.

3.7 Hiểu biết và thành thạo về các nền tảng mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội đóng vai trò như một kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao. Nền tảng mạng xã hội không chỉ tạo kết nối rộng mà còn giúp mọi người tìm kiếm được các thông tin tiếp cận với khách hàng một cách nhanh nhất với tổng chi phí ước tính vô cùng rẻ. Thành thạo mạng xã hội là một tiêu chí được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì kỹ năng này bổ trợ rất nhiều nếu như biết cách tận dụng và khai thác hợp lý.

3.7 Sự năng động, tính sáng tạo

Đối với một nhân viên truyền thông thì kỹ năng này là vô cùng cần thiết. Để tạo ra các chiến lược truyền thông thu hút khách hàng thì các nội dung và ấn phẩm quảng bá phải đòi hỏi khả năng sáng tạo cao.

Năng động và sáng tạo giúp cho thành phẩm đạt chất lượng và thu hút độ nhận diện của công ty. Vì vậy, những người có tính sáng tạo rất phù hợp để theo đuổi ngành nghề này.

4. Yêu cầu tuyển dụng nhân viên truyền thông

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên truyền thông rất đơn giản chỉ cần đạt được các tiêu chí như sau:

● Tốt nghiệp các trường đại học hoặc cao đẳng liên quan đến báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng hoặc một số ngành liên quan.

● Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong nghề truyền thông.

● Trang bị đầy đủ các kiến thức về SEO, Digital Marketing.

● Sử dụng thành thạo các phần mềm về chỉnh sửa hình ảnh: Adobe ILLustrator, Adobe Photoshop.

● Trang bị đầy đủ những kỹ năng mềm cần thiết.

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên truyền thông - Ảnh: Pexels.

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên truyền thông - Ảnh: Pexels.

5. Lương nhân viên truyền thông

Mức lương nhân viên truyền thông thường rơi vào khoảng 13,6 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức lương thấp nhất là 4 triệu và mức lương cao nhất là 30 triệu. Theo thời gian thì mức lương sẽ được nâng lên một cách đáng kể tùy vào năng lực của mỗi người. Với mức lương thưởng hấp dẫn, ngành truyền thông đang ngày càng nhận được sự yêu thích và lựa chọn đông đảo của mọi người.

6. Lộ trình thăng tiến của nhân viên truyền thông

Công việc nhân viên truyền thông có mức độ thăng tiến cơ bản như sau:

6.1 Nhân viên Communication

Ở chức vụ này, nhân viên truyền thông sẽ góp phần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung và chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Nhân viên Communication sẽ đảm nhiệm thu hút các khách hàng tiềm năng chú ý đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của họ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách, báo,... nhằm tạo thiện cảm và hướng sự quan tâm đến với doanh nghiệp góp phần làm tăng doanh số và thị phần.

6.2 Trưởng phòng Communication

Đây là vị trí thuộc cấp quản lý, vị trí này đòi hỏi người đảm nhiệm phải có một số năm kinh nghiệm nhất định hoạt động ở trong lĩnh vực này.

Các trưởng phòng Communication sẽ đảm nhiệm việc lãnh đạo các bộ phận về truyền thông để đảm bảo mọi thông tin và thông điệp được truyền tải một cách hấp dẫn, nhất quán.

Vị trí này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng cần thiết và trong quá trình làm việc phải nắm bắt những yêu cầu cụ thể của từng công việc ở các bộ phận.

Trên đây là những thông tin và gợi ý cho bạn về công việc nhân viên truyền thông, nếu bạn quan tâm làm thế nào để thương lượng vị trí mới sao cho chuẩn thì có thể cùng CareerBuilder khám phá nhé!

Làm sao để có công việc viết lách tự do?Làm sao để có công việc viết lách tự do?

Nghề Content freelancer có thể cho phép bạn sáng tạo hơn, lựa chọn dự án và những người bạn làm việc cùng, đồng thời linh hoạt trong việc sắp xếp công việc và cuộc sống. Nhưng chính xác thì làm thế nào để tìm việc và xây dựng sự nghiệp thành công?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên