17/04/2020 08:36 GMT+7

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được

KA KA (Theo Guardian/WWF)
KA KA (Theo Guardian/WWF)

TTO - ‘Cách ly xã hội’ có thể mới mẻ và khiến không ít người trong chúng ta cảm thấy khó thích nghi. Nhưng với cá voi xanh, rùa biển hay gấu Bắc cực thì hành vi xã hội đó lại là một đặc tính tự nhiên, như thể phải tách ra thì mới tồn tại được.

Con người là loài có tính xã hội cao. Rất hiếm ai đó trong chúng ta trải qua một ngày mà không có một số hình thức tương tác xã hội. Bất cứ môi trường sống nào, ở nơi làm việc, tại các cửa hàng hoặc ở nhà thì chúng ta đều giao tiếp, đều tương tác để sống và làm việc.

Thế nhưng dịch COVID-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng buộc mọi người trên khắp thế giới phải dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn bao giờ hết. Tuy đã có công nghệ kỹ thuật số giúp họ giao tiếp và bớt cô đơn trong những ngày này nhưng sự thay đổi lối sống đột ngột vẫn khiến nhiều người không thể quen được.

Tuy nhiên, đối với nhiều loài trong vương quốc động vật, tự cô lập không phải là một khái niệm mới mà đó là bản năng. Từ động vật có vú trên cạn đến các loài đại dương, nhiều loài chọn sống đơn độc, không có một sự tương tác bầy đàn nào ngoài hoạt động thiết yếu: săn mồi, ăn và sinh sản.

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được - Ảnh 1.

Rùa biển là một trong những loài xuất hiện ở đại dương rất sớm, từ cách đây khoảng 100 triệu năm. Chúng cũng được ví như những hoa tiêu hàng hải giỏi nhất khi có thể bơi hàng nghìn km mỗi mùa di cư từ nơi kiếm ăn đến nơi làm tổ. Rùa biển dành phần lớn thời gian để kiếm ăn một mình và chỉ có sự tương tác xã hội duy nhất trong mùa sinh sản khi kết đôi cùng một bạn tình. Rùa cái sẽ quay trở lại đại dương sau khi đẻ trứng. Những con rùa sau khi nở sẽ lại bắt đầu một hành trình dài đơn độc trong đại dương - Ảnh: JÜRGEN FREUND / WWF

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được - Ảnh 2.

Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất trên hành tinh. Thỉnh thoảng chúng bơi theo nhóm nhỏ nhưng phần lớn cuộc đời cá voi xanh sống đơn độc hoặc theo cặp. Thực tế, kích thước khổng lồ cùng chiếc dạ dày lớn như một chiếc ôtô có thể ăn hơn 3 tấn nhuyễn thể mỗi ngày thì sống một mình là cách tốt nhất để cá voi xanh sinh tồn - Ảnh: FRANCISCO VIDDI / WWF

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được - Ảnh 3.

Báo tuyết là loài sống đơn độc, rất khó phát hiện. Với tập tính săn mồi mai phục, lén lút, một con báo có thể đơn độc rình bắt mồi trong phạm vi hàng trăm km2. Báo tuyết thường chỉ sống cùng bầy đàn trong mùa giao phối hoặc khi đang chăm sóc đàn con - Ảnh: SANJOG RAI / WWF

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được - Ảnh 4.

Gấu Bắc cực là một trong những loài ăn thịt trên cạn lớn nhất hành tinh và dành phần lớn thời gian một mình để săn mồi. Trừ khoảng thời gian mùa giao phối và nuôi con, gấu Bắc cực trưởng thành thậm chí còn có xu hướng chống lại xã hội. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, điều này được thể hiện trong mùa sinh sản. Con đực tìm kiếm con cái bằng cách theo dấu mùi hương và khi tìm thấy, chúng chỉ ở bên nhau khoảng một tuần rồi lại tách ra - Ảnh: STEVEN KAZLOWSKI / WWF

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được - Ảnh 5.

Giống như báo tuyết, báo đốm cũng có tập tính sống chủ yếu đơn độc cho đến mùa giao phối hoặc nuôi con. Chúng có thể giao phối tới 100 lần một ngày. Những con báo con sau một thời gian cũng sẽ tách mẹ và sống đơn độc. Thông thường báo đốm săn mồi trên, trèo cây để tấn công con mồi từ trên cao, thỉnh thoảng săn cá trên sông hoặc hồ - Ảnh: EMMANUEL RONDEAU / WWF

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được - Ảnh 6.

Gấu trúc tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn thịt) nhưng chế độ ăn lại có hơn 99% là tre, trúc. Chúng rất được con người yêu thích nhờ màu lông độc đáo và tính hiền lành. Gấu trúc trưởng thành sống đơn độc, có thể dành tới 14 giờ mỗi ngày để kiếm ăn. Gấu con chỉ ở cùng mẹ trong 18 tháng rồi tách ra sống đơn lẻ - Ảnh: BRAD JOSEPHS / WWF

Những động vật chỉ ‘cách ly xã hội’ mới sống được - Ảnh 7.

Loài thú mỏ vịt bản địa ở Úc dành nhiều ngày để ăn động vật giáp xác và thực vật dưới đáy sông, hồ và suối, hoặc nghỉ ngơi trong hang của nó. Với bản tính nhút nhát của mình, loài này thích hợp với cuộc sống đơn độc. Rất hiếm khi bắt gặp hai con sống cùng một tổ, trừ khi đó là mùa sinh sản hoặc khi con mẹ đang nuôi con nhỏ - Ảnh: DAVE WATTS / ALAMY

Vẽ về khu cách ly - bộ tranh Vẽ về khu cách ly - bộ tranh 'truyền cảm hứng cực mạnh' của một du học sinh

TTO - Đối mặt với biến cố và lại là biến cố dịch bệnh có thể cướp đi mạng sống con người bất cứ lúc nào, nhiều nghệ sĩ chọn cho mình một cái nhìn lạc quan. Tác phẩm của họ cũng vì vậy đã truyền đi niềm hi vọng ấm áp cho người xem.

KA KA (Theo Guardian/WWF)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên