13/08/2023 12:20 GMT+7

Những người góp phần bảo vệ hành tinh - Kỳ 5: Những ngôi nhà nổi Hà Lan trước nước biển dâng

Marjan de Blok không được đào tạo về kỹ thuật, kiến trúc hay thủy văn nhưng cô đã dẫn đầu một phong trào cho cư dân thành thị đối mặt với mực nước biển dâng cao và tác động của biến đổi khí hậu.

Gia đình Marjan de Blok trong nhà nổi của họ ở Schoonschip - Ảnh: Washington Post

Gia đình Marjan de Blok trong nhà nổi của họ ở Schoonschip - Ảnh: Washington Post

Có thể sống cùng biến đổi khí hậu?

Vào tháng 10, mưa lớn kèm theo mưa đá và gió 50 dặm/giờ đưa thành phố Amsterdam vào tình trạng báo động với mực nước dâng cao. Nhưng ở khu phố phía bắc Hà Lan - Schoonschip, cuộc sống hầu như vẫn diễn ra bình thường. 

De Blok đã đến thăm những người hàng xóm để nghe thông tin về lưới điện thông minh địa phương, trong khi các chiếc đèn trên cao đung đưa và những ngôi nhà lướt lên xuống các cột móng bằng thép theo chuyển động của vùng nước bên dưới.

Cô nói: "Cảm giác như đang sống trên bãi biển, tận hưởng làn nước, vị mặn của không khí và chơi đùa với những chú mòng biển. Nhưng nó cũng mang lại cảm giác thật đặc biệt, vì ban đầu việc xây dựng một khu phố của riêng mình là điều không thể trong quan điểm của nhiều người".

De Blok, người Hà Lan, là một giám đốc truyền hình thực tế vào ban ngày và là người tổ chức các cộng đồng bền vững khi đêm xuống. 

Cô cùng những người hàng xóm đã thích nghi cuộc sống trên mặt nước, chứng minh rằng công nghệ tồn tại để biến việc phát triển đô thị nổi thành một giải pháp cho các thành phố ven sông đông dân cư trên khắp thế giới. 

Bởi thực tế cho thấy có rất nhiều thành phố ven sông đang phải đối mặt với vấn đề mực nước biển dâng cao lẫn tác động nhanh chóng của biến đổi khí hậu.

Theo chia sẻ của cô với Washington Post, năm 2009, cô kiệt sức khi sống ở Amsterdam. Công việc áp lực là thứ cô phải đối mặt hằng ngày, và cô có rất ít thời gian để gặp gỡ bạn bè. Dù cô tuân thủ theo lối sống xanh: tái chế và mua đồ cũ thay vì đồ mới, nhưng cô luôn có cảm giác rằng mình vô tình bị biến thành người tiêu dùng thụ động.

Vào một ngày mùa đông năm 2009, cô đã đến thăm một địa điểm tổ chức sự kiện trên mặt nước sử dụng năng lượng mặt trời có tên là GeWoonboot. Cô hoàn toàn bất ngờ trước cảm giác hiện đại, cũng như sự kết hợp với các hoạt động thử nghiệm mang giá trị bền vững.

Cô bộc bạch: "Trước khi đến sự kiện đó, tôi không thực sự ý thức được rằng mình không hề hòa hợp với lối sống hiện tại". 

Cô đã tìm kiếm các vùng nước xung quanh GeWoonboot, được gọi là Buiksloterham, một khu vực hậu công nghiệp rộng 100ha đã bị bỏ hoang phần lớn kể từ khi các nhà sản xuất - bao gồm công ty dầu mỏ Shell và nhà máy sản xuất máy bay Fokker rời thành phố.

"Khu vực này trước đây thật là thảm họa. Nó chỉ có bóng dáng một số công ty, thậm chí còn không tồn tại đèn đường", De Blok nhớ lại. Cô nảy ý tưởng rằng: "Tại sao chúng ta không trở thành những nhà tiên phong cho dự án này?". 

De Blok nhìn nhận tầm quan trọng của nước ở cả khía cạnh kỹ thuật lẫn xã hội, đặc biệt khi các thành phố đông dân cư như Amsterdam đang trải qua quá trình thay đổi nhanh chóng.

Schoonschip được xây dựng hướng đến một cộng đồng bền vững, gắn bó cùng nhau trên mặt nước

Schoonschip được xây dựng hướng đến một cộng đồng bền vững, gắn bó cùng nhau trên mặt nước

Cộng đồng thân thiện với môi trường

Với mong muốn biến Schoonschip trở thành nơi thật khác biệt, cô đã đưa ra lời đề nghị tất cả cư dân sẽ cùng ký vào bản cam kết rằng họ sẽ xây dựng và hoàn thiện nhà của mình bằng các vật liệu thân thiện với môi trường như rơm, vải bố và tre.

Cư dân nơi đây cũng tiến hành cuộc sống của mình phần lớn cùng nhau. Cùng chia sẻ phương tiện đi lại và có chung một nhóm WhatsApp để tiếp cận hầu hết dịch vụ hoặc mượn bất kỳ món đồ nào từ hàng xóm, những thứ mà có thể được giao đến tận nhà chỉ trong vòng vài phút. 

Vào thứ ba hằng tuần, nhiều cư dân sẽ đặt các bữa ăn thuần chay gồm hai món do đầu bếp tại đó chuẩn bị. Sau đó, họ sẽ thưởng thức bữa ăn tại nhà của nhau.

Khu phố mang lại cảm giác sôi động như đang ở một bữa tiệc vì nhiều cư dân là bạn của Blok, bao gồm nhiều đồng nghiệp từ ngành truyền hình và giải trí. 

Hầu hết họ tham gia dự án ở độ tuổi 20 và 30, khi họ chưa lập gia đình và có nhiều thời gian để đầu tư xây dựng cộng đồng từ đầu. 12 năm sau đó, những người trẻ kia giờ đã có tổ ấm của mình. Khi bước vào hè, những đứa trẻ tận hưởng làn nước mát ngay dưới ngôi nhà bằng cách buông mình xuống từ cửa sổ phòng ngủ. 

Vào những buổi tối mùa đông, khu phố lấp lánh ánh đèn dịu dàng dưới bầu trời đêm đầy sao, cùng với đó là tiếng trò chuyện rôm rả của những người dân khi họ đang tận hưởng buổi tối ngắm nhìn cảnh vật trên dòng nước.

De Blok nói: "Khi trời tối và tất cả đèn trong nhà đều bật sáng, mọi thứ lung linh tựa như một cảnh trong phim vậy. Để hiện thực hóa các mục tiêu bền vững của Schoonschip, De Blok tận dụng nguồn tài nguyên đa năng và quý giá nhất mà cô có: cư dân tại đây. 

Siti Boelen, nhà sản xuất truyền hình Hà Lan, làm trung gian giữa ủy ban đại diện Schoonschip và chính quyền địa phương. Glasl, kiến trúc sư, đã giúp thiết kế năm dãy cầu cảng nối từng ngôi nhà với nhau và với toàn bộ vùng đất.

Hoàng tử Harry cùng các nhà lập pháp châu Âu, nhà quy hoạch đô thị, doanh nhân và nhiều người khác đã đến Schoonschip trong những năm gần đây, tò mò muốn xem ngoài đời thực thứ tưởng chừng chỉ có trong khoa học viễn tưởng. 

De Blok đã giới thiệu các hoạt động tập trung vào môi trường của Schoonschip: những khu vườn nổi tươi tốt, được người dân chăm sóc và được các loài chim nước ghé thăm thường xuyên; một trung tâm cộng đồng có kiến trúc nổi; mảnh đất trồng rau gần đó tràn ngập cải xoăn vào mùa đông, bí xanh và cà chua vào mùa hè.

Ở trên mặt nước vẫn bán được điện

Những ngôi nhà nổi được xây dựng bên ngoài công trường, có khả năng chịu nước, sau đó được tàu kéo và thả neo vào lòng hồ. 

Những đồ vật nặng như đàn piano được đặt đối trọng bằng gạch ở phía đối diện của ngôi nhà và thiết kế nội thất được thực hiện theo nguyên tắc gezellig của Hà Lan, được hiểu là "sự ấm cúng".

Eelke Kingma, một cư dân và chuyên gia công nghệ tái tạo, đã tham gia nhóm đặc nhiệm cộng đồng để thiết kế hệ thống lưới điện thông minh của khu phố. 

Cư dân thu thập năng lượng từ 500 tấm pin mặt trời - được đặt trên khoảng một phần ba mái nhà của cộng đồng. Sau đó, họ lưu trữ năng lượng này trong những cục pin khổng lồ đặt bên dưới nhà của họ và bán phần dư cho nhau, cũng như cho lưới điện quốc gia.

Kingma cùng với các đối tác, đang hoàn thiện một chương trình tự động hóa AI mới, sử dụng đồng hồ đo thông minh của mỗi ngôi nhà để thông báo cho cư dân thời điểm họ có thể kiếm được nhiều tiền nhất từ việc bán hàng, dựa trên sự biến động của giá cả năng lượng trên thị trường. 

Điều này sẽ biến Schoonschip thành khu dân cư đầu tiên trên cả nước kiếm được lợi nhuận từ việc tạo ra năng lượng. Việc đó là hoàn toàn khả thi bởi trên thực tế, mỗi ngôi nhà ở Schoonschip có từ 5 đến 8 đồng hồ thông minh liên tục theo dõi sự ra vào của hệ thống lưu trữ năng lượng.

Chương trình đang được giám sát với sự cộng tác của 15 công ty, trường đại học và tổ chức châu Âu do Ủy ban châu Âu chỉ đạo, hỗ trợ các thí nghiệm năng lượng tái tạo với hy vọng nhân rộng chúng trên khắp lục địa.

Trong suốt thập niên qua, phong trào nhà nổi đã phát triển mạnh mẽ ở Hà Lan. Một bài báo nghiên cứu của Hà Lan về mô hình nhà ở này dự đoán rằng trong tương lai gần, việc xây dựng cuộc sống nổi trên mặt nước ở xứ sở hoa tulip sẽ dần trở thành một điều tất yếu. Đó cũng chính là điều mà De Blok mong muốn.

Koen Olthuis, một kiến trúc sư của công ty chuyên về thiết kế các mô hình nhà nổi Waterstudio, cho biết: "Ngày nay, chúng ta có thể thấy các thành phố đang hoạt động như thế nào trước lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt, quá trình đô thị hóa.

Đồng thời ông cũng cho biết thêm rằng, các dự án ban đầu của Hà Lan và các kế hoạch đang được mở rộng hiện nay trên phạm vi toàn cầu cho thấy chúng ta có thể đối phó với những thách thức do mực nước biển dâng".

***********

Từng thấy nhiều người phá rừng, trong đó có chính cha mình, dẫn lại nhiều hậu quả nặng nề, người đàn ông đã dành cả cuộc đời để trồng rừng.

Kỳ tới: Cả một đời trồng lại rừng xanh

Những người góp phần bảo vệ hành tinh - Kỳ 4: Người bạn của những chú sư tửNhững người góp phần bảo vệ hành tinh - Kỳ 4: Người bạn của những chú sư tử

Một con sư tử lướt qua đám cỏ cao và sải bước vào khoảng đất trống trong một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên