28/11/2023 19:26 GMT+7

Núi lửa trên toàn cầu đồng loạt phun trào, có đáng lo?

Khắp nơi trên thế giới, từ Iceland đến Ý, nhiều núi lửa đang hoạt động khiến không ít người lo lắng.

Người dân đứng nhìn dung nham chảy trong một vụ phun trào núi lửa gần Litli Hrutur, phía tây nam Reykjavik, Iceland vào ngày 10-7-2023 - Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Người dân đứng nhìn dung nham chảy trong một vụ phun trào núi lửa gần Litli Hrutur, phía tây nam Reykjavik, Iceland vào ngày 10-7-2023 - Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Nhiều núi lửa "bùng nổ"

Tháng 11 này, hàng nghìn trận động đất nhỏ đã đánh dấu magma (đá nóng chảy) trong lòng đất đang trồi lên gần bề mặt Trái đất, dọc theo một vết nứt dài 14km gần nhà máy điện địa nhiệt Svartsengi của Iceland.

Đá nóng chảy hiện đã ở gần bề mặt và tạo ra những vết nứt rộng cắt ngang thị trấn nhỏ Grindavik (Iceland). Mặt đất vẫn còn "sưng tấy" và một vụ phun trào có thể xảy ra mà không báo trước.

Cùng lúc, núi lửa Etna ở Sicily (Ý) phát nổ dữ dội, phun tro bụi xuống các thị trấn lân cận.

Theo trang Science Focus, 45 ngọn núi lửa khác trên khắp thế giới cũng đang hoạt động ầm ầm, bao gồm núi Mayon và Ta'al ở Philippines, núi Santa Maria ở Guatemala, núi Nevado del Ruiz ở Colombia và núi Krakatau ở Indonesia.

Những núi lửa này hoạt động như thế nào?

Tại Svartsengi, Iceland, có thể magma đang dâng lên gần mặt đất sẽ không phun trào mà chỉ đông đặc lại bên dưới bề mặt.

Nhưng nếu đúng như vậy, nó sẽ mang "phong cách" đặc trưng của núi lửa ở Iceland: dung nham rất lỏng sẽ tràn ra từ những vết nứt dài trên bề mặt Trái đất, đôi khi đông đặc lại thành những hình nón ngoạn mục.

Tại núi Etna (Ý), vụ phun trào gần đây đánh dấu hoạt động bình thường của một ngọn núi lửa luôn phát ra những màn trình diễn pháo hoa nhỏ: phun ra dung nham hoặc phóng những cột tro bụi lên cao vào bầu khí quyển.

Hoạt động của các núi lửa còn lại, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, tương đối không quan trọng. Chúng chỉ là các vụ nổ nhỏ, phun trào dung nham hoặc hình thành các dòng tro và khí nóng chuyển động nhanh.

Động đất làm hư hại một con đường ở thị trấn Grindavik, Iceland - Ảnh: icelandmonitor.mbl.is

Động đất làm hư hại một con đường ở thị trấn Grindavik, Iceland - Ảnh: icelandmonitor.mbl.is

Tại sao nhiều núi lửa cùng phun?

Núi lửa phun trào khi magma mới được tạo ra trong lớp vỏ chạm tới bề mặt Trái đất và thông qua một lỗ thông hơi mở, hoặc bằng cách phá vỡ lớp đá phía trên nó.

Toàn cầu có khoảng 70 ngọn núi lửa phun trào mỗi năm. Trong số này, khoảng 20 ngọn núi lửa phun trào mỗi ngày.

Iceland ước tính có khoảng 30 núi lửa, và chúng có thể phun trào từ hình nón đã hình thành hoặc từ các vết nứt mới trên bề mặt Trái đất.

Trên thực tế, Iceland - nằm giữa mảng Bắc Mỹ ở phía tây và mảng Á - Âu ở phía đông - được hình thành hoàn toàn từ đá núi lửa. Các mảng đang di chuyển ra xa nhau với tốc độ khá chậm, cho phép magma mới dâng lên và tạo ra các vụ phun trào xảy ra ở đâu đó trên đảo cứ sau vài năm.

Ở những nơi khác, nhiều núi lửa hiện đang hoạt động nằm phía trên vùng hút chìm, nơi một mảng kiến tạo đang lặn bên dưới một mảng khác.

Khi mảng hút chìm đẩy sâu hơn vào Trái đất, nó bắt đầu tan chảy, tiết ra magma cung cấp cho các núi lửa phía trên.

Thông thường, những magma này dính hơn và giàu khí hơn so với những magma phun trào ở Iceland. Chúng có thể gây ra những vụ phun trào lớn hơn, bùng nổ và nguy hiểm hơn nhiều.

Núi lửa Fagradalsfjall ở Iceland trong đợt phun trào năm 2022 - Ảnh: thephotohikes.com

Núi lửa Fagradalsfjall ở Iceland trong đợt phun trào năm 2022 - Ảnh: thephotohikes.com

Trong quá khứ, núi lửa phun gây nhiều thiệt hại. Như núi lửa Etna ở Ý. Dung nham phun trào ở vùng thấp trên sườn dốc của nó đã gây thiệt hại đáng kể cho các khu vực có người ở vào năm 1928, 1971 và 1983. 

Ngược dòng thời gian, một vụ phun trào dung nham khổng lồ vào năm 1669 đã phá hủy nhiều phần của thành phố ven biển Catania của Ý.

Nhiều ngọn núi lửa hiện đang hoạt động ở mức độ thấp. Tuy nhiên chúng từng có những đợt phun trào lớn hơn nhiều, đáng chú ý nhất là núi lửa Krakatau ở Indonesia, khiến 36.000 người thiệt mạng trong một vụ nổ lớn vào năm 1883.

Sau đó là Nevado del Ruiz ở Colombia, cướp đi sinh mạng của 23.000 người vào năm 1985. Và vào năm 1902, Santa Maria ở Guatemala gây ra một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất thế kỷ 20, khiến khoảng 6.000 người thiệt mạng.

Chúng ta có nên lo lắng về các núi lửa?

Câu trả lời ngắn gọn là không nên quá lo, trừ khi hiện nay bạn sống ở thị trấn Grindavik của Iceland.

Các nhà khoa học lo ngại vụ phun trào núi lửa ở đây trong tương lai có thể diễn ra theo mô hình tương tự núi lửa Laki năm 1783.

Khi đó, một lượng lớn dung nham phun ra ở Laki đã kèm theo một lượng khí độc khổng lồ, tạo thành một đám mây độc hại lan rộng ít nhất đến tận châu Âu và miền đông Bắc Mỹ. 

Sự kiện này làm ô nhiễm không khí, gây ra thời tiết khắc nghiệt và nạn đói ở những nơi xa xôi như Ai Cập và có lẽ cả Ấn Độ.

Núi lửa Philippines phun trào, hàng loạt trường học đóng cửaNúi lửa Philippines phun trào, hàng loạt trường học đóng cửa

Núi lửa Taal ở tỉnh Batangas, gần thủ đô Manila, Philippines phun khí SO2 và khói bụi khiến hàng loạt trường học đóng cửa, hàng chục chuyến bay bị hủy trong ngày 22-9.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên