27/02/2006 05:14 GMT+7

Ở nơi "biết ơn người bệnh"

LÊ THANH HÀ
LÊ THANH HÀ

TT - Nằm cuối đường Âu Dương Lân, cạnh bờ sông Xáng, Q.8, Bệnh viện (BV) Điều dưỡng - phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM được thiên nhiên ưu đãi một không gian thật yên tĩnh, thoáng mát, trong lành.

Kỷ niệm ngày thầy thuốc việt nam (27-2)

52iXExP3.jpgPhóng to
Các bệnh nhân luyện tập thể thao tại sân cầu lông của khoa phục hồi chức năng tổn thương cột sống - Ảnh: THANH ĐẠM
TT - Nằm cuối đường Âu Dương Lân, cạnh bờ sông Xáng, Q.8, Bệnh viện (BV) Điều dưỡng - phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM được thiên nhiên ưu đãi một không gian thật yên tĩnh, thoáng mát, trong lành.

Một người, một trái tim, một chữ tâmTiến sĩ y khoa tuổi 29

Từ một BV chỉ dành cho đối tượng chính sách, nay đã thu hút được hàng trăm ngàn lượt người bệnh đến khám mỗi năm... Điều gì đã làm nên sự thay đổi đó?

Người bệnh không phải là kẻ chịu ơn

Mọi chuyện đổi thay ở BV bắt đầu từ khi bác sĩ (BS) Phan Văn Báu - trưởng khoa cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương - được điều động về làm giám đốc BV Điều dưỡng - phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP vào tháng 6-2002. Lúc ấy BV gần như chỉ tiếp nhận khám chữa bệnh cho đối tượng chính sách, cơ sở vật chất xuống cấp, khung cảnh thật buồn bã, vắng vẻ. Đời sống của CB-CNV rất khó khăn. Nhiều người cảm thấy không gắn bó với BV, với bệnh nhân.

Về BV, BS Báu cùng các cán bộ chủ chốt bắt tay vào việc phát triển BV. Để phát triển được, ban lãnh đạo BV xác định phải có đội ngũ chuyên môn giỏi, cung cách phục vụ bệnh nhân (BN) tốt và cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Khâu đầu tiên cần sửa đổi là cung cách và thái độ phục vụ BN.

BS Báu cho biết phải đặt mình vào vai trò của người bệnh khi đến BV mới biết người bệnh cần gì ở người thầy thuốc, muốn phục vụ thế nào để mà cung ứng, phục vụ cho tốt. Lâu nay không ít người vẫn quan niệm và phục vụ BN theo kiểu ban ơn. Và người bệnh đến BV trong tâm trạng không được thoải mái, có cảm giác mình là kẻ chịu ơn, dù họ phải trả tiền để mua các dịch vụ của BV.

“Hiểu rõ tâm trạng người bệnh, BV quyết tâm phải nhanh chóng chuyển đổi thái độ phục vụ theo kiểu từ ban ơn sang biết ơn những người bệnh đã tin tưởng, tín nhiệm BV, đã phó thác sức khỏe và sinh mạng của mình cho thầy thuốc. Chính vì vậy mà chúng tôi phải cảm ơn BN đã đến BV mình” - BS Báu cho biết. Và rất nhiều BN, các bà mẹ VN anh hùng khi được hỏi đều biểu lộ sự hài lòng và khen ngợi thái độ phục vụ của y, BS BV Điều dưỡng.

Bệnh viện là khách sạn, công viên

Phát động noi gương liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Sáng nay 27-2, Bộ Y tế sẽ tổ chức lễ phát động đợt thi đua trong toàn ngành học tập và noi gương liệt sĩ, bác sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Đặng Thùy Trâm. Nội dung của đợt thi đua nhằm động viên cán bộ y tế nêu cao những giá trị đạo đức nghề nghiệp, hết lòng thương yêu người bệnh, áp dụng những tiến bộ y khoa mới trong điều trị, sẵn sàng đi vùng sâu vùng xa.

Đêm nay 27-2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc VN, một đêm nhạc nhằm ủng hộ Quĩ Khám chữa bệnh người nghèo sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

L.ANH

BV còn quyết tâm xây dựng mô hình BV như khách sạn, công viên. Đến BV điều dưỡng hôm nay, nếu không nhìn bảng hiệu nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn với khu an dưỡng, nghỉ mát bởi vẻ sạch sẽ, thoáng mát, bởi nơi nào cũng có cây xanh và vườn hoa đủ màu sắc. Đặc biệt, BV còn có cả sân chơi cầu lông, luyện tập thể thao cho BN. Hoa được trồng nhiều hơn, ghế đá được kê thêm, lại có một quán cà phê trang nhã, lịch sự.

Chúng tôi đi lang thang khắp BV, nơi nào cũng sạch sẽ, tươm tất. Bên cạnh những phòng điều trị cho các đối tượng chính sách, BV còn tổ chức nhiều phòng dịch vụ với đủ tiện nghi như khách sạn để đáp ứng nhu cầu của những BN có điều kiện sống cao.

Mở thêm dịch vụ điều dưỡng theo yêu cầu, như các tour du lịch tham quan danh lam thắng cảnh trong nước có nhân viên y tế đi kèm; dịch vụ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đưa đón BN tận nhà...

Không chỉ chú ý đến cơ sở vật chất, lời ăn tiếng nói của nhân viên, BV còn tập trung đẩy mạnh phát triển chuyên môn, cử nhiều BS, điều dưỡng và kỹ thuật viên đi học. Nhất là học tập về phục hồi chức năng tổn thương tủy sống tại các nước Bỉ, Luxembourg, Bangladesh, Thái Lan... Nhiều khoa phòng, kỹ thuật mới được áp dụng.

Khoa khám bệnh cũng đẩy mạnh việc tiếp nhận khám và cấp cứu cho nhân dân trong khu vực. Năm 2005 đã thu hút gần 100.000 lượt BN đến khám chữa bệnh, tăng gần gấp ba lần so với 2004. Năm 2003 BV đã hợp tác quốc tế với Tổ chức Handicap International để thành lập khoa phục hồi chức năng tổn thương tủy sống và xưởng dụng cụ chỉnh hình đa năng. Với các BN muốn học nghề sẽ được cho học sử dụng máy may, vi tính, mộc, trồng cây kiểng, hoặc giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật.

Khoa phục hồi chức năng tổn thương tủy sống hiện nay được Bộ Y tế đánh giá là mô hình tiêu biểu và có hoạt động phục hồi chức năng tốt nhất nước.

Giữ mãi tấm lòng người thầy thuốc

BS Trang Xuân Chi: chỗ dựa của trẻ em

8eCEpqL8.jpgPhóng to
Bác sĩ Chi phát hiện em Đào Văn Đông bị di chứng da cam và giúp em Đông phẫu thuật - Ảnh: B.Trung
Ông là người đầu tiên lặn lội đến các vùng sâu, vùng xa để lặng lẽ điều tra, thu thập số liệu cụ thể về thực trạng trẻ em bị ảnh hưởng chất độc da cam, trẻ em mồ côi, tật nguyền không nơi nương tựa ở Bình Định. Những mảng đời trẻ thơ bất hạnh cứ dần dần dày lên trong sổ tay ông từng tháng, từng năm.

Thế rồi “những điều trông thấy” đã đẩy ông vào tình trạng mất ngủ. Việc đầu tiên sau những đêm mất ngủ là ông viết thư. Hàng trăm lá thư gửi các đồng đội cũ - những người bạn chiến đấu của ông thời chống Mỹ, những bác sĩ quân y đồng nghiệp ngày xưa.

Họ là những người đầu tiên góp tiền, góp từng viên thuốc, từng hộp sữa, thùng mì tôm gửi ông chuyển đến cho trẻ em nghèo tật nguyền, trẻ em mồ côi đang sống lay lắt ở các buôn làng hay ở ngay trong các xóm ổ chuột.

Cũng từ đó, sau những chuyến đi dài, ông trở về và đêm đêm cặm cụi bên những trang viết. Rồi nhiều tờ báo liên tục nhận được những trang bản thảo ngắn ngủi của ông. Tất cả đều viết về thực trạng trẻ em lang thang mồ côi bất hạnh, trẻ bị nhiễm chất độc da cam. Ông trở thành chiếc cầu nối cho các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm đến với trẻ em nghèo Bình Định, Gia Lai, Kontum.

Hơn chục năm trôi qua, hàng trăm trẻ em da cam, trẻ em mồ côi được ông giúp đỡ bằng cách này, cách khác, ông không nhớ hết. Mới cách đây hai hôm, ông vui mừng báo tin năm cháu bé mồ côi ở Bãi Xép (P. Ghềnh Ráng, Qui Nhơn) được một nhà hảo tâm gửi tiền giúp đỡ. “Vậy là chúng nó có cái ăn rồi, mình ráng kiếm thêm ít quần áo, sách vở xin cho chúng đến trường”.

Suốt 15 năm qua, từ ngày về hưu, ông dành hết thời gian cho hoạt động nhân đạo. Đó là bác sĩ - thầy thuốc ưu tú Trang Xuân Chi ở Bình Định.

BS Trương Hội Tố: bắt xe ôm đi khám cho người nghèo

j8Jn9XsD.jpgPhóng to
Vào thứ hai và thứ năm, bà Trương Hội Tố đều đi xe ôm đến khám bệnh tại phòng khám nhân đạo - Ảnh: N.Hà
Bà Lê Thị Sóc, phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội, kể về những ngày đầu bác sĩ Trương Hội Tố - nguyên hiệu phó Trường cao đẳng Y tế Nam Định - lặng lẽ đi xe ôm tìm đến nhà bệnh nhân, “xin” được khám bệnh. Những con ngõ nhỏ, ngoằn ngoèo đưa bà đến với những gia cảnh khó khăn, không có tiền đi bệnh viện.

Gần hai năm trời như vậy, 25 phường thuộc quận Hai Bà Trưng, bà thuộc đường như lòng bàn tay. Đến năm 1994, Hội Chữ thập đỏ quận Hai Bà Trưng tìm cách “gom” người bệnh nghèo đến phòng khám có địa chỉ hẳn hoi, ngay tại trụ sở phường Giáp Bát, bà mới thôi làm bác sĩ kiểu “du cư” để đều đặn đến phòng khám từ thiện...

Nhiều người quen gọi bà Tố là “bác sĩ tình nguyện” của người nghèo. Anh Công xe ôm gắn bó với hành trình khám chữa bệnh của bà không những thuộc đường bà đi mà còn kiêm luôn vai phụ tá mua thuốc cho phòng khám và chuyển thuốc từ những tấm lòng nhân đạo đến với người nghèo. Anh khoe bà có một tủ thuốc đặc biệt lắm. Mỗi tháng bà dành hơn 200.000 đồng tiền mua thuốc cho phòng khám.

Có người từ nước ngoài mang thuốc về phòng bệnh, đến khi đi, số thuốc không dùng đến ấy lại được gửi cho bà Tố. Những gia đình có chế độ khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hữu Nghị, nhưng có điều kiện mua thuốc đắt tiền hơn cũng để dành cho bà thuốc không dùng.

Đã có phòng khám nhưng thỉnh thoảng bà lại bảo anh xe ôm đèo đến tận nhà bệnh nhân. Bà mẹ VN anh hùng Lê Thị Xứng, 80 tuổi, mỗi lần thấy bác sĩ Tố đến lại nắm tay thật chặt: “Tuổi bà không kém tôi là mấy mà vẫn tận tâm với cộng đồng, thế là phúc đức lắm”.

dAfBnkXO.jpgPhóng to

Tối 25-2, tại sân vận động Quân khu 7 TP.HCM, khoảng 20.000 khán giả đã đến tham dự chương trình ca nhạc, giao lưu “1.000 năm sau hoa sen vẫn nở” do Công ty Imexpharm và báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Chương trình đã có những phút giây lắng đọng với phần giao lưu với ba bác sĩ đại diện tập thể ghép gan ở Bệnh viện Nhi Đồng 2, cũng như gặp mặt trực tiếp hai bệnh nhân trong ca mổ: hai mẹ con bé Xuân Quý (ảnh).

(Do kế hoạch thay đổi vào giờ chót nên tiết mục của Hoài Linh phải hủy bỏ. Thành thật xin lỗi khán giả)

LÊ THANH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên