17/06/2020 11:58 GMT+7

Phát hiện lớp khí oxy sáng xanh trên sao Hỏa

KA KA (Theo Space)
KA KA (Theo Space)

TTO - Các nhà khoa học vừa xác định 'lớp khí oxy ánh sáng xanh' trên sao Hỏa. Đây là lần đầu tiên hiện tượng như vậy được quan sát thấy trên một hành tinh ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp khí oxy sáng xanh trên sao Hỏa - Ảnh 1.

Hình minh họa tàu vũ trụ TGO phát hiện ánh sáng xanh của oxy trong bầu khí quyển sao Hỏa. Phát xạ này được phát hiện vào ban ngày của sao Hỏa, tương tự như ánh sáng ban đêm nhìn thấy xung quanh bầu khí quyển của Trái đất từ không gian - Ảnh: ESA

Lớp khí ánh sáng xanh quanh sao Hỏa được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng bốn thập kỷ trước. Gần đây nó tiếp tục được các nhà khoa học xác định bằng cách sử dụng tàu vũ trụ quỹ đạo nghiên cứu khí quyển TGO do Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos điều hành, theo Space.

Phân tích dữ liệu thu thập được cho thấy lớp ánh sáng xanh này chính là lượng khí thải oxy xanh. Phát thải mạnh nhất ở độ cao khoảng 80km và thay đổi tùy theo khoảng cách giữa sao Hỏa và Mặt trời.

Oxy phát sáng xanh cũng có mặt trong bầu khí quyển của Trái đất. Vào ban ngày, sự phát xạ là kết quả của các nguyên tử oxy tương tác với ánh sáng Mặt trời, khiến chúng phát ra ánh sáng ở một tần số cụ thể. Một ánh sáng tương tự cũng có thể được nhìn thấy vào ban đêm, nhưng là do các phân tử đã bị phá vỡ do bức xạ mặt trời hợp lại.

Ánh sáng xanh của Trái đất khá mờ và được nhìn thấy rõ nhất khi nhìn từ không gian, một khung cảnh thường được các phi hành gia chụp trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Việc phát hiện oxy ánh sáng xanh từ sao Hỏa là điều chưa từng được phát hiện trước đây, không chỉ trên hành tinh đỏ mà còn của tất cả các hành tinh ngoài Trái đất mà con người từng nghiên cứu.

Phát hiện lớp khí oxy sáng xanh trên sao Hỏa - Ảnh 2.

Một dải ánh sáng oxy màu xanh lá cây nhìn thấy trên đường cong của Trái đất do các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) chụp năm 2011- Ảnh: NASA

Theo các nhà khoa học, khí thải màu xanh có thể được tạo ra khi carbon dioxide trong khí quyển của sao Hỏa bị phá vỡ thành các bộ phận cấu thành của nó là carbon monoxide và oxy. Quá trình này tương tự như quá trình tạo ra ánh sáng xanh vào ban đêm của Trái đất.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong nghiên cứu vật lý nguyên tử, lượng tử và cách các nguyên tử oxy hoạt động.

Phát hiện mới này cũng cung cấp cho con người hiểu rõ hơn về hóa học và động lực của bầu khí quyển trên sao Hỏa. Từ đây tìm ra cách có thể giải đáp một phần câu hỏi bầu khí quyển có từ đâu, điều gì dẫn đến sự giống và khác biệt của Trái đất và các hành tinh khác cũng như việc thiết kế tàu vũ trụ, lập kế hoạch cho việc thám hiểm bề mặt sao Hỏa trong tương lai.

Kỳ lạ Kỳ lạ 'dòng sông máu’ như trên sao Hỏa

TTO - Với đặc điểm 'không giống ai' và màu đỏ như máu, sông Rio Tinto được so sánh với các địa điểm khác trong hệ Mặt trời được cho là có chứa nước như sao Hỏa hay vệ tinh Europa của sao Mộc...

KA KA (Theo Space)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên