12/01/2006 18:45 GMT+7

Sách cổ của Phật giáo VN được dịch sang tiếng Pháp

Theo Tiền Phong Online
Theo Tiền Phong Online

Một pho sách cổ của Phật giáo Việt Nam với 3 thứ tiếng Hán - Việt - Pháp vừa được xuất bản tại Paris tháng 10-2005. Tối 10-1, tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, tiến sĩ Phương Đông học Phillipe Langlet đã có buổi thuyết trình về cuốn sách mà chính ông đã nghiên cứu và dịch sang tiếng Pháp.

glCg8NVV.jpgPhóng toTS Phillipe Langlet (phải) đang ký tặng sáchMột pho sách cổ của Phật giáo Việt Nam với 3 thứ tiếng Hán - Việt - Pháp vừa được xuất bản tại Paris tháng 10-2005. Tối 10-1, tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, tiến sĩ Phương Đông học Phillipe Langlet đã có buổi thuyết trình về cuốn sách mà chính ông đã nghiên cứu và dịch sang tiếng Pháp.

* Vì đâu ông lại chọn dịch một văn bản cổ và đặc tính triết lý ?

- Tôi vốn là một giảng viên lịch sử. Tôi đã biết và say mê cuốn sách này từ rất lâu. Trong những bài dạy lịch sử của tôi về lịch sử Việt Nam, tôi thường lấy những câu thơ ra làm ví dụ.

Không ngờ học sinh của tôi rất… khoái và cứ yêu cầu thầy đọc thêm nhiều bài thơ nữa. Chính vì thế, trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây, tôi đã dành toàn bộ tâm trí cho việc dịch pho sách cổ này.

Một pho sách cổ của Phật giáo Việt Nam gồm 56 bài thơ và những đoạn trò chuyện của các nhà sư Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XII trích từ một cuốn sách viết vào thế kỷ XIV được giới thiệu bằng nguyên bản tiếng Hán, kèm theo bản dịch tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt của Viện Văn học Hà Nội.

Tuần tới, TS Phillipe được mời tới thuyết trình tại chùa Vạn Hạnh, TPHCM

Đây là cuốn sách cổ nhất còn tồn tại đến nay và nội dung của nó cũng đã phản ảnh thời kỳ mà Phật giáo có vị trí quan trọng nhất trong xã hội. Đây là một lĩnh vực không ai có thể cảm nhận dễ dàng. Cuốn sách sẽ giúp ta suy nghĩ, thậm chí có thể gây sốc, nhưng là liều thuốc bổ dưỡng tinh thần.

* Ông có khó khăn gì trong dịch thuật?

- Tôi đã cố gắng sử dụng các văn bản gốc như Thơ văn Lý Trần, nhưng để tìm văn bản gốc rất khó. Có thể phần dịch của tôi chưa hoàn thiện vì bản gốc chữ Hán có nhiều chỗ bị mất, hoặc thất lạc.

Hơn nữa, Việt Nam và Pháp có hai nền văn hóa và văn minh khác nhau nên rất khó tìm từ tương đương. Để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa sâu xa của nó, tôi phải lần mò từ chữ Hán hiện đại, rồi đến phiên âm Hán Việt, chữ Hán cổ, nghĩa tiếng Việt, bản dịch tiếng Việt, bản dịch tiếng Pháp.

* Khi nghiên cứu về Phật giáo, ông có trải nghiệm về thiền ?

- Thực ra, tôi là người theo đạo Thiên chúa nên cũng chưa có điều kiện để trải nghiệm. Khi dịch về Phật giáo, tôi cũng đã dành thời gian (tuy không nhiều) đi thăm vài ngôi chùa Phật giáo. Tôi muốn hòa trộn và chắt lọc những thông tuệ của Phật giáo và Thiên chúa giáo

* Ông hy vọng gì ở độc giả Việt Nam?

- Tôi muốn cho độc giả Việt Nam suy nghĩ về giá trị truyền thống và cần tự hào về giá trị tinh thần sâu sắc mà ông cha đã để lại.

Theo Tiền Phong Online
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên