01/08/2023 16:54 GMT+7

Tại sao các cường quốc đột nhiên 've vãn' Papua New Guinea?

Những hòn đảo nghèo nàn, khó khăn của quốc đảo Papua New Guinea bỗng nhiên trở nên hấp dẫn trong tư duy chiến lược của các cường quốc.

Đất nước Papua New Guinea - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Đất nước Papua New Guinea - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Papua New Guinea, quốc gia nằm ở châu Đại Dương và bên bờ Thái Bình Dương, được những ngọn đồi cây xanh bao bọc, đang được các cường quốc nhiệt tình ve vãn. 

Hiện nay, bến cảng của thủ đô Port Moresby có lẽ chưa từng bao giờ chứng kiến những hoạt động viếng thăm dồn dập mang màu sắc quân sự của các cường quốc, kể từ sau Thế chiến 2. 

"Mảng cỏ cho hai con voi vờn nhau"!?

Theo ghi nhận của báo The Economist, đầu tháng 7-2023, tàu khu trục lớn nhất của hải quân Nhật Bản JS Isumo đã ghé thủ đô của Papua New Guinea. Trước đó, hồi đầu năm nay là chuyến thăm của tàu tuần tra La Glorieuse của Pháp, rồi đến tàu tuần tra HMS Tamar thuộc hải quân Anh. Đó là chưa tính cuộc viếng thăm của tàu cảnh sát biển Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 8 này.

Trên đất liền cũng vậy, các cuộc thăm viếng đã và đang diễn ra dày đặc: Tháng 5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bay đến Papua New Guinea để tổ chức một diễn đàn khu vực. Kế tiếp là chuyến đi của Tổng thống Indonesia Joko Widodo đến quốc đảo này hồi tháng 7.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng từng lên kế hoạch thăm Papua New Guinea vào tháng 5-2023, nhưng cuối cùng phải hủy chuyến đi để ở nhà giải quyết các rắc rối liên quan đến trần nợ công. 

Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Papua New Guinea vào tháng 5. Tiếp đến, quốc đảo này lại đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong hai ngày 26 và 27-7.

Mỹ và Papua New Guinea ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng vào tháng 5-2023 - Ảnh: GLOBE ECO

Mỹ và Papua New Guinea ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng vào tháng 5-2023 - Ảnh: GLOBE ECO

Một ngày sau khi ông Austin đến, sân bay Port Moresby lại được trang hoàng quốc kỳ Cộng hòa Pháp và khẩu hiệu chào mừng Tổng thống Emmanuel Macron.

Đối với Trung Quốc, Papua New Guinea tuy không có các hoạt động hợp tác quân sự quốc phòng, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết trong thương mại và kinh tế, qua đó làm dấy lên câu hỏi quốc đảo này có đang trở thành nơi cạnh tranh giữa các cường quốc do Mỹ cầm đầu và Trung Quốc?

"Chúng tôi cảm thấy bối rối. Giống như xem hai con voi vờn nhau trên một bãi cỏ, và chúng tôi là mảng cỏ đó", bà Winnie Kiap, nhà ngoại giao kỳ cựu của Papua New Guinea, cho biết.

"Trong Thế chiến thứ hai, chúng tôi bị kéo vào một cuộc chiến không liên quan gì đến mình. Đây là sự lặp lại của lịch sử!", bà Winnie Kiap nói tiếp.

Nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối Mỹ và các đồng minh

Là một quốc gia nghèo và gặp khó khăn, Papua New Guinea đang lấy lại tầm quan trọng trong kỷ nguyên địa chính trị mới.

Lý do đầu tiên là địa lý. Papua New Guinea nằm tương đối gần đảo Guam, trung tâm quân sự chính của Mỹ ở Thái Bình Dương. Trên đại dương rộng lớn này, Mỹ có một số lãnh thổ như bang Hawaii, Samoa, quần đảo Bắc Mariana và Guam. Và Papua New Guinea nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch, nối Mỹ với các đồng minh Úc, Nhật Bản.

Thứ hai là tài nguyên thiên nhiên của quốc đảo này, không chỉ vàng, mà còn là các khoáng chất cần thiết cho cuộc cách mạng xanh, chẳng hạn như đồng, niken, được sử dụng để sản xuất pin.

Ngoài ra, Papua New Guinea đang trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu, nhờ hợp tác với các công ty dầu mỏ của Mỹ và Pháp.

Lý do thứ ba, theo ông Paul Barker của Viện Các vấn đề quốc gia - một tổ chức tư vấn của Papua New Guinea, là vai trò "nặng ký" của quốc gia này trong Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, một nhóm gồm 18 quốc gia ở châu Đại Dương.

Lĩnh vực khai thác mỏ của Papua New Guinea là một trong những ngành công nghiệp mạnh nhất của quốc gia. Xuất khẩu khoáng sản chính là vàng, đồng, niken và coban - Ảnh: BUSINESS ADVANTAGE PNG

Lĩnh vực khai thác mỏ của Papua New Guinea là một trong những ngành công nghiệp mạnh nhất của quốc gia. Xuất khẩu khoáng sản chính là vàng, đồng, niken và coban - Ảnh: BUSINESS ADVANTAGE PNG

Các đảo quốc ở Thái Bình Dương trải rộng trên diện tích biển 40 triệu km2, và hầu hết nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Mỹ và các nước đồng minh ở châu Á. 

Chưa kể, trong chiến lược an ninh phòng thủ nước Mỹ, không chỉ đảo Guam (vốn có khả năng nằm trong tầm bắn tên lửa của Triều Tiên), Mỹ cần rải sự hiện diện quân sự của mình cũng như nhu cầu nâng cấp quan hệ với các đảo quốc Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang có xu hướng gia tăng trong khu vực.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã làm Mỹ và các đồng minh "giật mình" khi ký một hiệp ước an ninh với quần đảo Solomon sát cạnh Papua New Guinea năm 2022.

Chính quyền Tổng thống Biden đã phản ứng với việc ký kết an ninh giữa Trung Quốc với Solomon bằng một loạt chuyến thăm, hội nghị thượng đỉnh, phái bộ ngoại giao và thiết lập quan hệ đối tác mật thiết hơn với quần đảo Solomon.

Phải chăng thỏa thuận quốc phòng của Mỹ với Papua New Guinea cũng là một động thái "răn đe" đối với Trung Quốc? Thỏa thuận này cũng góp thêm vào mạng lưới dày đặc của các thỏa thuận chính trị và an ninh đặc biệt của Mỹ, trải dài từ Nhật Bản đến Úc và Ấn Độ.

Nhiều nước không muốn chọn giữa Mỹ - Trung

Thủ tướng Papua New Guinea, ông James Marape tuyên bố quốc đảo này là bạn của tất cả và không phải là kẻ thù của bất kỳ ai: “Chúng tôi hướng tới hòa bình, khoan dung, nhưng tất nhiên là thúc đẩy các giá trị dân chủ và chung sống tốt đẹp với nhau”.

Bị dân chỉ trích sau chuyến đi dự lễ đăng quang, ngoại trưởng Papua New Guinea từ chứcBị dân chỉ trích sau chuyến đi dự lễ đăng quang, ngoại trưởng Papua New Guinea từ chức

Ngoại trưởng Justin Tkatchenko của Papua New Guinea từ chức sau những chỉ trích về chuyến đi xa xỉ tới dự lễ đăng quang của Vua Anh Charles III và những phát ngôn "vạ miệng" của ông.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên