15/08/2021 08:00 GMT+7

Tầm soát sức khỏe đôi chân - việc cần làm với người trẻ tuổi

T.T
T.T

Suy tĩnh mạch là nguy cơ khi đôi chân bị ‘quá tải’. Căn bệnh có xu hướng tăng trong giai đoạn giãn cách. Tầm soát và bảo vệ đôi chân càng trở nên quan trọng, đặc biệt với người trẻ.

Suy tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến đối với đôi chân. Đây là tình trạng suy giảm chức năng dẫn đến ứ trệ máu của hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường xảy ra đối với các đối tượng phải đứng, ngồi liên tục trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, giáo viên, thu ngân… hoặc người mang thai, béo phì, hút thuốc lá, ăn ít chất xơ hoặc có lối sống ít vận động.

‘Đôi chân cũng có tuổi’ và cũng có vai trò quan trọng như ‘trái tim thứ hai’ của cơ thể

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh thường gặp song lại tiến triển với các triệu chứng tăng dần theo thời gian nhưng không quá dồn dập, dễ khiến người bệnh chủ quan bỏ qua các dấu hiệu.

Tầm soát sức khỏe đôi chân - việc cần làm với người trẻ tuổi - Ảnh 2.

Dược sĩ và đội ngũ tư vấn của Daflon®500mg tư vấn đo tuổi chân tại các nhà thuốc

‘Đôi chân cũng có tuổi’ và cũng có vai trò quan trọng như ‘trái tim thứ hai’ của cơ thể. Được sự tư vấn từ chuyên gia, các cá nhân tham gia chương trình đã tăng sự nhận biết về bệnh suy tĩnh mạch cũng như nâng cao ý thức chăm sóc đôi chân, phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời.

TS.BS Trần Minh Bảo Luân, Khoa phẫu thuật Lồng ngực mạch máu - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, bệnh suy tĩnh mạch tưởng như đơn giản nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như loét dinh dưỡng rất khó lành, tạo các cục máu đông tĩnh mạch, vỡ tĩnh mạch và xuất huyết cần phải xử lý ngay lập tức. Bệnh biến chứng nặng còn gây tử vong khi các cục máu đông trôi về tim, sau đó khi tim bơm lên phổi gây thuyên tắc động mạch phổi.

Cũng theo TS.BS Luân, phương pháp điều trị căn bệnh này bao gồm điều trị nội khoa, can thiệp nội tĩnh mạch hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh. Nếu bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu, có thể kịp thời can thiệp nội khoa hiệu quả với việc dùng thuốc trợ tĩnh mạch, vớ y khoa (vớ áp lực) và thay đổi lối sống. Vì thế, việc chăm sóc và phát hiện kịp thời bệnh là rất quan trọng. BS Luân cũng nhấn mạnh, việc duy trì thay đổi lối sống, tập luyện vẫn góp phần quan trọng trong điều trị căn bệnh này.

Tầm soát sức khỏe đôi chân - việc cần làm với người trẻ tuổi - Ảnh 3.

Website https://daflon.com.vn/ kênh thông tin giải đáp mọi thắc mắc về bệnh suy tĩnh mạch

Chính vì lối sống có tác động quan trọng đến sức khỏe đôi chân nên trong giai đoạn phòng dịch COVID-19, người trẻ tuổi lại trở thành đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh này do những thay đổi lớn về thói quen vận động.

Trái ngược với sự vận động trước đây hầu như ở ngoài xã hội, ngoài trời hay các phòng tập... giãn cách khiến người trẻ lại ở yên không gian nhà, tương tác online với đôi chân "cấm túc".

Việc đơn giản nhất để giúp cân bằng cho đôi chân và phòng ngừa bệnh suy tĩnh mạch từ xa trong mùa giãn cách, bác sĩ khuyên mọi người nên thường xuyên gác chân lên cao và vận động bàn chân, cẳng chân trong những lúc ngồi làm việc tại nhà. Khi có thời gian rảnh, nên đi bộ nhanh, hoặc chạy trên máy tập hay quanh khuôn viên nhà hay tập các bài tập yoga online khoảng 30-45 phút mỗi ngày.

Có thể tập theo các clip hướng dẫn cụ thể tại https://www.facebook.com/YeuDoiChanMinh.

Cùng với website https://daflon.com.vn/, đây cũng là một kênh thông tin về bệnh suy tĩnh mạch hữu hiệu. Trong mùa dịch COVID-19, nếu không thể sớm đến các cơ sở y tế để kiểm tra, thăm khám, người bệnh có thể tìm hiểu, tham khảo, đặt câu hỏi với các chuyên gia để được tư vấn tại các kênh thông tin này.

T.T
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên