22/11/2015 07:58 GMT+7

Tạo nhiều kênh để tiếp cận lịch sử

LÊ NAM ghi (lenam@tuoitre.com.vn)
LÊ NAM ghi (lenam@tuoitre.com.vn)

TT - Trong hơn hai năm sinh sống và làm việc ở VN, tôi có điều kiện đi đến nhiều nơi và tìm hiểu cuộc sống của người VN.

Nên mở rộng việc học sử ra ngoài lớp học để học sinh có nhiều kênh tiếp cận lịch sử. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) tham quan Bảo tàng Lịch sử VN - Ảnh: Như Hùng
Nên mở rộng việc học sử ra ngoài lớp học để học sinh có nhiều kênh tiếp cận lịch sử. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) tham quan Bảo tàng Lịch sử VN - Ảnh: Như Hùng
Nghe đọc báo tin bài này

Tôi hiểu là các bạn có một lịch sử phát triển lâu đời rất đáng tự hào với nền văn hóa đa dạng.

Chúng tôi hiểu rằng một khi đã không hiểu rõ lịch sử của dân tộc, không hiểu rõ ông cha mình đã nỗ lực thế nào, thậm chí là hi sinh tính mạng để gìn giữ bờ cõi, xây dựng đất nước phồn thịnh thì khó có thể yêu quê hương, nỗ lực làm việc, chiến đấu vì Tổ quốc mình
Ảnh: nhân vật cung cấp

Lịch sử xây dựng và gìn giữ đất nước của các bạn cũng rất hào hùng và nổi tiếng trên thế giới.

Môn học quan trọng

Gần đây, đọc báo tôi lại nghe nói các bạn có ý định tích hợp môn lịch sử với môn học khác, tôi thấy có lẽ không nên.

Môn lịch sử phải là một môn học riêng, đứng độc lập và phải là một môn học quan trọng trong suốt quá trình học tập của học sinh từ tiểu học đến trung học.

Ở Nhật, từ lớp 3 học sinh đã bắt đầu học lịch sử. Việc học môn lịch sử sẽ kéo dài đến hết thời gian học trung học, thậm chí nếu học sinh đó chọn học các môn học khoa học xã hội để chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học thì lịch sử đã chiếm đến hai trong ba môn học bắt buộc mà học sinh phải chọn: địa lý, lịch sử thế giới và lịch sử Nhật Bản.

Thời tôi đi học, các bạn học môn khoa học xã hội cũng rất nhiều nên nhìn chung nhiều người Nhật học và thuộc các vấn đề liên quan đến lịch sử.

Lịch sử là một trong những môn học rất quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp để chuẩn bị vào đại học nên các học sinh Nhật Bản đều phải tập trung từ khá sớm. Chúng tôi cũng phải học thuộc lòng các con số, sự kiện lịch sử mặc dù việc học nó không dễ dàng chút nào.

Dân tộc nào cũng có những giai đoạn oai hùng rất đáng tự hào trong suốt quá trình hình thành và phát triển, vì vậy mỗi người dân đều phải học và thuộc nằm lòng những gì mà các bậc tiền nhân đã trải qua, nỗ lực để giành được.

Nhiều người Nhật rất tự hào về thời kỳ Minh Trị đã giúp đưa nước Nhật trở thành một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh.

Bản thân tôi khi lớn lên, có hiểu biết, đi làm rồi càng hiểu lịch sử quan trọng như thế nào. Thậm chí có những việc từng diễn ra trong quá khứ gần như tương tự với những gì đang diễn ra ở hiện tại, giúp tôi có phương hướng để giải quyết và hiểu nguyên nhân vì đâu tạo nên diễn biến của hiện tại.

Phim, truyện về lịch sử VN không nhiều

Điều chắc chắn là khi còn đi học, nhiều học sinh sẽ cảm thấy môn sử khô khan, khó nuốt. Chính vì vậy vai trò của giáo viên dạy lịch sử rất quan trọng. Cách truyền đạt, giảng dạy của thầy cô sẽ giúp học sinh hứng thú trong việc học những sự kiện và vấn đề quá xưa cũ.

Ở Nhật, các thầy cô thường dạy chúng tôi cách học lịch sử theo bối cảnh, tất nhiên cũng có những sự kiện, con số phải thuộc lòng nhưng phương pháp đặt sự kiện trong bối cảnh toàn diện của đất nước, khu vực làm chúng tôi dễ nhớ và nhớ lâu hơn việc chỉ học đơn thuần về con số, sự kiện.

Trong thời gian học lịch sử, giáo viên khuyến khích chúng tôi tự đặt các câu hỏi với nhau về những điều chưa hiểu, chưa rõ và cùng nhau giải thích, nếu không được thì giáo viên sẽ hỗ trợ nên bản thân học sinh phải tự vận động, tìm hiểu và nhớ các kiến thức để trả lời mỗi khi bạn bè có gút mắc.

Tôi thấy phim và truyện về lịch sử VN không nhiều và không phổ biến. Theo tôi, đây cũng là nguyên nhân khiến môn lịch sử khó có cơ hội đến với người dân.

Ở Nhật, sự hiểu biết lịch sử ở những người lớn, các bậc phụ huynh trong gia đình cũng là một nền tảng tốt để hướng dẫn và nhắc nhở các thành viên trẻ.

Ông bà, cha mẹ thường xuyên trao đổi những kiến thức về lịch sử cho con cháu nên việc học và tiếp thu kiến thức lịch sử trở nên rất nhẹ nhàng và thường xuyên.

Chẳng những vậy mà có rất nhiều loại phim lịch sử được trình chiếu rộng rãi để lịch sử dần dần thấm vào cuộc sống của mọi người một cách dễ dàng và nhẹ nhàng.

Kênh truyền hình NHK (lớn nhất tại Nhật) thường có chương trình chiếu phim cố định mỗi tuần/lần về một nhân vật lịch sử, có khi chương trình kéo dài cả năm, hết nhân vật này lại có phim về nhân vật khác.

Ở Nhật, sách về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử cũng rất nhiều, dễ kiếm và dễ đọc. Nói chung, chúng tôi có nhiều kênh để chuyển tải, tiếp thu lịch sử nên hiểu biết về lịch sử trong người dân khá phổ biến.

Người trẻ VN không có cơ hội nghĩ hay quan tâm về lịch sử vì ngoài các giờ học sử trong lớp họ không có cơ hội để lịch sử “thấm dần” vào cuộc sống hằng ngày của mình.

Soi rọi quá khứ để rút ra bài học cho hiện tại

Chúng tôi hiểu rằng lịch sử sẽ giúp soi rọi và nhìn vào quá khứ để rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

Người Nhật không thể nào quên những gì đã xảy ra với dân tộc trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vì chính cuộc chiến tranh này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của người dân Nhật.

Các sự kiện diễn ra gần đây ảnh hưởng xấu đến xã hội Nhật và nếu học kỹ về lịch sử thì chúng tôi có thể hiểu biết nhiều hơn về xã hội hiện tại.

LÊ NAM ghi (lenam@tuoitre.com.vn)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên