30/01/2008 08:33 GMT+7

Tết không đến với người trồng hoa!

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TT - Lũ lụt liên tục đã phá nát cánh đồng hoa của vùng chuyên canh hoa Phú Mậu, TP Huế. Hoa không nở kịp tết thì xem như tết cũng không đến với người trồng hoa.

kCKEj9f1.jpgPhóng to
Với nét mặt đượm buồn, ông Lê Văn Đoan nói: "Năm nay mất hết rồi, cố gắng chăm sóc mấy luống hoa mới trồng này bán dịp ra giêng"
TT - Lũ lụt liên tục đã phá nát cánh đồng hoa của vùng chuyên canh hoa Phú Mậu, TP Huế. Hoa không nở kịp tết thì xem như tết cũng không đến với người trồng hoa.

Sau cơn mưa giữa mùa, trời nắng ráo nhưng cánh đồng rộng gần 1ha tại thôn Phú Mậu 2, xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế chỉ lèo tèo vài phụ nữ ra đồng. Nếu như thời điểm này năm ngoái một thảm hoa rực rỡ sắc màu cả cánh đồng hòa lẫn nụ cười hạnh phúc của người trồng hoa vì trúng mùa, thì năm nay bốn cơn lũ liên tiếp đã xóa gần như sạch công sức của người trồng hoa.

Hi vọng tan theo cơn lũ

Thêm phần khốn khó

Thiệt hại do những trận lũ liên tiếp gây ra kéo theo những khó khăn chồng chất khác. Sau khi hết lũ, người trồng hoa lại phải ra đồng dàn phù sa, lên luống để ươm lại nhưng giống hoa lại đắt đỏ. Giá phân bón, vật tư... cũng tăng cao. Không những thế, sau một thời gian chăm sóc nhiều luống hoa đột nhiên bị thối lá, trụi rễ mà không rõ nguyên nhân, người trồng hoa thêm phần khốn khó.

Công việc duy nhất mấy hôm nay của hai vợ chồng ông Lê Văn Đoan và bà Hồ Thị Hương là ngồi "chít" từng cây cỏ dại tua tủa trên lớp phù sa bồi đắp, bởi gần 8.000 gốc cúc vàng của gia đình ông đã trôi theo cơn lũ. "Quần quật cả năm, ăn thua ba dịp tết hoa bán mới có giá, dồn sức dồn của vào đây nhưng hết cả rồi anh ạ. Hoa bị nước ngâm mấy ngày liên tục nên chết thối hết, số cây sống được thì lại bị lũ đợt sau" - ông Đoan nước mắt lưng tròng nói.

Làng hoa Phú Mậu thu nhập chủ yếu dựa vào làm lúa và trồng hoa. Cách đây hai năm, dựa vào lợi thế địa hình phù sa ven sông, xã đã quyết định qui hoạch thành vùng hoa chất lượng cao để mong bà con nông dân có thêm thu nhập. Háo hức, đợi chờ và thành công ở hai vụ đầu nhưng qua năm thứ ba "trời hành cơn lụt" đã làm những hi vọng của làng hoa non trẻ tan theo sóng nước. "Vào vụ đơm hoa chuẩn bị bán tết, bà con chúng tôi khẩn trương ra đồng nhưng sáng hôm sau thức dậy thì tất cả ruộng hoa đều bị ngập trắng. Rứa là thất bát rồi" - chị Hồ Thị Hương nói.

Trung bình mỗi hộ đổ tiền vốn, phân bón, điện sưởi ấm...cho hoa khoảng 5-7 triệu đồng, có hộ mạo hiểm đầu tư cả chục triệu đồng nhưng bây giờ tay trắng. "Nhà tôi trồng gần 1 sào hoa cúc, chi phí đổ ra ngót 7-8 triệu bạc. Bây giờ vớt vát lắm cũng thu lại chỉ được 2 triệu là may rồi" - ông Lê Văn Lự, một người trồng hoa, cho biết.

Vớt vát cuối cùng

Một đôi vợ chồng trẻ đang chăm chút đào xới lại đất cho lứa hoa sau tết cho biết: hoa này sẽ bán dịp rằm tháng giêng và các lễ hội khác trong mùa xuân, hi vọng vớt vát đôi chút. Những người trồng hoa nói "vớt vát được cọng nào hay cọng đó” bù lại chút ít số tiền đã bỏ ra. Thế nên nhiều gia đình đang cố chăm sóc những cây hoa còn sống sót.

"Năm nay nhà tôi may mắn, mấy luống hoa cao nên ngập ít, chừ còn có mà tỉa cắt chứ cả làng đây đều hỏng hết" - chị Hà Thị Hiệp nói. Tuy nhiên, số hoa này cũng không có gì đảm bảo sẽ chắc ăn bởi sâu bệnh cắn phá, mưa rét kéo dài khiến hoa không trổ được. Người trồng hoa như ngồi trên đống lửa.

Ở những làng hoa khác của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng khá ảm đạm. Những trận lụt liên tiếp đã làm những ruộng hoa tại thôn Phú Thượng, Phú Thanh... giờ chỉ lác đác vài luống còn sót lại là "có màu". Người trồng hoa năm nay coi như thất bát hoàn toàn!

Tuy vậy, một số ruộng hoa trồng trong vườn các gia đình đang đơm nụ tươi tốt, hứa hẹn sẽ có bán vào dịp Tết Nguyên đán.

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên