20/11/2022 09:58 GMT+7

Thách thức và độ khó của nghề giáo

GS HUỲNH VĂN SƠN (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
GS HUỲNH VĂN SƠN (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

TTO - Ngày nay mỗi người làm nhà giáo đều nhận ra rằng sự thách thức và độ khó của nghề giáo. Xã hội vận động, phụ huynh, người học và cả cựu người học đòi hỏi nhiều hơn về nghề giáo, người làm giáo dục.

Có thể nói không nghề nào có những áp lực về chất lượng, nhiều sức ép về sự hoàn hảo và thậm chí là quá nhiều nguy cơ của sự thiếu hay không hài lòng như nghề giáo.

Không ai sinh ra đã hoàn thiện, càng thấu hiểu và đồng cảm về nghề giáo để thấy rằng đáp ứng, làm chủ, chinh phục nghề giáo quả là không đơn giản.

Bối cảnh công nghệ không thể nói là tạo ra sự giản lược trong công việc hay thao tác của nhà giáo mà đòi hỏi khả năng thích ứng và bản lĩnh. Đó không phải chỉ là sự cam kết là sẽ ứng dụng mà còn là khả năng làm chủ mạng xã hội, tuân thủ đạo đức trên Internet.

Xã hội càng phát triển, trí tuệ nhận thức hay chỉ số IQ có thể thay đổi ít nhiều theo các tác động nhưng trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội có độ vênh khá lớn giữa các đối tượng người học. Yếu tố kinh nghiệm cuộc sống, khả năng tích lũy bởi tự học, sự diễn tiến tâm lý và nhất là các thành tựu cũng như hệ lụy từ việc tiếp cận công nghệ sớm làm cho sự phức tạp của đời sống người học càng lớn.

Vì vậy, người làm nghề giáo cần phải không ngừng đổi thay, nhất là rèn luyện năng lực, phẩm chất và bản lĩnh của mình. Bởi không thể phát triển cho người học cái mà mình không có hay chưa có, không thể mang cho người học cơ hội nếu chính chúng ta đã muốn dừng cơ hội của người khác bằng tư duy.

Nghề giáo là thế, càng muốn làm nghề tốt hơn thì chúng ta cần tốt hơn không chỉ ở nhận thức, thái độ mà cả hành động. Không thể hoàn hảo theo một chuẩn giả định hay mô hình lý tưởng, nhưng chúng ta có thể hoàn thiện dần bằng sự quyết tâm, bằng ý chí và nhất là bằng những rung động trước những tiếng lòng của người học, phụ huynh của người học và cả xã hội.

Nhưng nếu có thể, hãy trao cơ hội để người giáo viên hoàn thiện, có thể đòi hỏi nhưng mong sát cánh, thấu cảm; có thể yêu cầu cao nhưng cần sẻ chia và thông cảm. Bởi mỗi người giáo viên nếu đã chọn nghề giáo bằng sự nghiêm túc trong suy nghĩ thì đều có lòng tự trọng và ý thức về nghề một cách sâu sắc.

Những vết mờ, những nét vạch nếu có là chắc chắn nhưng không vì thế chúng ta quên rằng chúng ta đã từng lớn lên, trưởng thành bởi những "người đưa đò" đáng kính.

Có thể chưa đúng, có thể chưa hài lòng, có thể chưa thật sự vừa ý nhưng chắc chắn rằng chúng ta còn một thế hệ nhà giáo với nhiều ánh sáng bên cạnh những điểm lặng; nhiều bông hoa ngát hương bên cạnh những nụ hoa chớm nở; còn nhiều hình ảnh đáng tự hào bên cạnh một vài hình ảnh cần tiếp tục đổi thay, hoàn thiện...

Nghề giáo là vậy, nếu đã cố gắng một, đừng quên cố gắng tiếp vài lần; nếu đã đạt được mức đạt, đừng quên là hãy phấn đấu tiếp tục để khắc phục những điều chưa như mong đợi; nếu đã có những thành tựu, đừng chủ quan để hài lòng mà bắt nhịp với đổi thay để nâng cao thêm mức hài lòng hơn nữa.

Nếu đã thành công trong nghề giáo, cũng cần hiểu rằng hành trình nhà giáo không thể có thành công tạm mà phải là việc trao tặng cơ hội thành công và hạnh phúc đến từng học trò, từng con người, từng gia đình và xã hội.

Coi học sinh như con của mình Coi học sinh như con của mình

TTO - Có một cô giáo ở TP.HCM nhiều lần ngồi hàng giờ ở nhà học sinh "không chịu về" để năn nỉ phụ huynh cho con đi học. Cô bảo có lẽ học sinh "thấy thương" cô quá nên cũng chịu gặp và tới trường.

GS HUỲNH VĂN SƠN (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên