19/06/2023 11:46 GMT+7

Thẩm phán có vẻ muốn dọa tôi trong vụ kiện ly hôn với chồng, phải làm sao?

Việc thẩm phán liên tục gọi điện thoại yêu cầu đương sự tới lấy hồ sơ hoặc nói những câu khó nghe, có đúng pháp luật không?

Thẩm phán có vẻ muốn dọa tôi trong vụ kiện ly hôn với chồng, phải làm sao? - Ảnh 1.

Thẩm phán có vẻ muốn dọa tôi trong vụ kiện ly hôn với chồng, phải làm sao? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Chồng tôi bỏ đi cách đây 10 năm, nay quay về đòi ly hôn. Mọi thủ tục giấy tờ nộp về tòa án, chồng tôi đều lấy địa chỉ, số điện thoại của tôi (lý do để tiện việc liên hệ), còn mọi thông tin hiện tại của chồng tôi thì ông ấy không cung cấp.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của chúng tôi, thẩm phán đại diện phiên tòa liên tục gọi điện thoại yêu cầu tôi lên lấy thông báo thụ lý vụ án và các văn bản tố tụng khác.

Vì là người làm ăn nên tôi không lên được, tôi yêu cầu gửi về địa chỉ nhà thì thẩm phán không đồng ý, còn ra ý dọa tôi "Nếu không lên lấy sẽ dán niêm yết" hoặc "Không đồng ý thì rút đơn về".

Tôi xin hỏi việc thẩm phán liên tục gọi điện thoại yêu cầu đương sự tới lấy hồ sơ hoặc nói những câu như vậy có đúng pháp luật? Tôi có quyền khiếu nại và yêu cầu thay đổi thẩm phán không?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu tư vấn:

Thẩm phán có vẻ muốn dọa tôi trong vụ kiện ly hôn với chồng, phải làm sao? - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Hành vi ứng xử của thẩm phán buộc phải tuân theo các quy định được thể hiện trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán, ban hành kèm theo quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 4-7-2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia (gọi tắt là "Bộ quy tắc").

Tại điều 7 của Bộ quy tắc có nội dung quy định: "Trong mọi hoạt động của mình, thẩm phán phải hành xử đúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác".

Đồng thời tại điều 10 của Bộ quy tắc cũng quy định thẩm phán phải "Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật".

Hành vi gây khó khăn, phiền hà cho người dân, đương sự, người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng khác là một trong những hành vi thẩm phán không được thực hiện tại khoản 2 điều 10 của Bộ quy tắc, nếu vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật bởi người có thẩm quyền.

Trong vụ việc của bạn, nếu bạn cảm thấy vị thẩm phán đó đã có những hành động vượt quá giới hạn, xâm phạm quyền và lợi ích thì bạn có quyền khiếu nại hành vi của vị thẩm phán này căn cứ vào khoản 1 điều 499 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ khi xảy ra hành vi mà bạn cho rằng đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của bạn, đồng thời bạn cần phải gửi đơn khiếu nại đến đúng thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định, trong trường hợp này là chánh án tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự.

Về vấn đề thay đổi thẩm phán, chánh án tòa án sẽ xem xét vụ việc và dựa vào các căn cứ được quy định tại điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để quyết định có thay đổi vị thẩm phán đó hay không, cụ thể gồm những trường hợp như:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

4. Họ cùng trong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau. Trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

5. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

6. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là thẩm tra viên, thư ký tòa án, kiểm sát viên, kiểm tra viên.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Nhiều cán bộ, thẩm phán tham nhũng, tiêu cực bị xử lýNhiều cán bộ, thẩm phán tham nhũng, tiêu cực bị xử lý

Báo cáo của Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp là cán bộ, thẩm phán bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp tham nhũng, tiêu cực.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên