25/02/2024 11:20 GMT+7

Thỏa thuận mang thai hộ có cần công chứng không?

Nếu chúng tôi nhờ người mang thai hộ thì thỏa thuận này có phải công chứng không? Nội dung thỏa thuận gồm những gì?

Qua nghiên cứu thì vợ chồng tôi đáp ứng đủ điều kiện của người nhờ mang thai hộ và chị Trần Thị H... cũng đáp ứng đủ điều kiện của người mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

Nếu vợ chồng tôi với vợ chồng chị H. thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì phải gồm những nội dung cơ bản gì? Văn bản thỏa thuận này có được thực hiện công chứng không?

Anh Nguyễn Minh T., tỉnh Kon Tum, gửi câu hỏi để được tư vấn.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời về việc mang thai hộ như sau:

Theo quy định tại điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được lập thành văn bản có công chứng.

Cụ thể: Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

Luật gia Phạm Văn Chung

Luật gia Phạm Văn Chung

- Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

- Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại điều 97 và điều 98 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

- Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

- Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Như vậy, căn cứ quy định pháp luật nêu trên, vợ chồng anh với vợ chồng chị H. thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì thỏa thuận phải được lập thành văn bản có công chứng, với các nội dung cụ thể, cơ bản nêu trên.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên