31/01/2024 09:14 GMT+7

Tiểu đau, nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại làm sao để tránh?

Tiểu đau, tiểu gấp, đau vùng hạ vị, tiểu lắt nhắt vào ban đêm khiến chúng ta mất ngủ, thậm chí bị són tiểu, nếu có những triệu chứng này, rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, đôi khi bệnh chỉ thoáng qua, tự khỏi trong những đợt bệnh đầu nên chị em hay thậm chí nam giới thường bỏ qua, tâm lý e ngại và chủ quan

Nhiễm trùng đường tiểu có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, đôi khi bệnh chỉ thoáng qua, tự khỏi trong những đợt bệnh đầu nên chị em hay thậm chí nam giới thường bỏ qua, tâm lý e ngại và chủ quan

Thật ra, đây là tình trạng rất thường gặp ở cả nữ và nam giới. Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những bệnh lý do vi trùng phổ biến nhất, tỉ lệ nữ mắc gần gấp 4 lần nam giới. Và ít nhất nữ giới sẽ có một lần nhiễm trùng tiểu trong đời, hơn một nửa số đó sẽ tái phát trong vòng 1 năm.

Đây là bệnh lý gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, đôi khi gây biến chứng nặng như nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý xảy ra do vi trùng xâm nhập đường tiết niệu gây viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận. Bệnh gây ra các triệu chứng như tiểu đau, tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, đau hông lưng, nước tiểu có mùi và đục.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiểu hầu hết do vi khuẩn lội ngược dòng từ bên ngoài như vùng đáy chậu, hậu môn lên đường tiểu dưới rồi lên đường tiểu trên. Nữ giới có niệu đạo ngắn hơn nam giới nên thường dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.

Đa số do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Cơ thể của chúng ta tự có cách để giảm thiểu nhiễm trùng: nước tiểu chỉ theo một chiều từ trên xuống dưới có tác dụng rửa trôi, hàng rào tế bào, protein chống nhiễm trùng hay những lợi khuẩn đường niệu dục.

Như vậy, một người dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn những người khác, hoặc dễ bị tái đi tái lại khi có cơ địa hoặc thói quen sau:

- Thói quen đi tiểu: rặn tiểu để nhanh hơn, tiểu không hết nước tiểu, nhịn tiểu.

- Mất nước: Không uống đủ nước khiến nước tiểu ít đi và giảm số lần đi tiểu nên đường tiểu ít được rửa trôi.

- Có bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình khiến vùng chậu, hậu môn phơi nhiễm với nhiều loại vi trùng.

- Không vệ sinh trước và sau khi "thân mật": vi khuẩn trong bàng quang có thể tăng gấp 10 lần sau khi "yêu".

- Sử dụng chất diệt tinh trùng.

- Ăn ngọt nhiều khiến nhiều đường trong nước tiểu, tạo điều kiện môi trường béo bở cho vi trùng và nấm.

- Vệ sinh: thói quen lau từ sau ra trước gây lây nhiễm từ vùng hậu môn sang âm hộ âm đạo.

- Có tật ở đường tiết niệu.

- Bệnh lý nền như tiểu đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Uống ít nước và nhịn tiểu là một phần nguyên nhân

Uống ít nước và nhịn tiểu là một phần nguyên nhân

Làm sao để giải quyết tình trạng tiểu gắt, lắt nhắt này và tránh tái phát?

Khoảng 20% phụ nữ nhiễm trùng đường tiểu có thể tự khỏi khi chỉ cần uống đủ nước mỗi ngày. Trung bình một người bình thường nên uống 2 - 2,5 lít nước/ngày, nếu không vận động, không ra mồ hôi quá nhiều, không nên uống quá 4 lít/ngày.

Uống nước ép trái cây, hoặc ăn trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, ổi, việt quất...

Tránh trà, cà phê, nước ngọt, nước có gas.

Không nhịn tiểu.

Khi đi tiểu, hãy tiểu một cách "thong thả", để bàng quang tự nhiên tống nước tiểu ra ngoài.

Sau khi tiểu hoặc sau khi đi đại tiện, nên vệ sinh vùng kín, nên lau từ trước ra sau và vệ sinh nhẹ nhàng.

Tiểu sạch trước khi đi ngủ, cho dù bạn không mắc tiểu, hãy đi tiểu vào thời điểm này, vừa đảm bảo ngon giấc, vừa tránh tình trạng ngủ quá sâu khiến cơ thể "bỏ qua" việc mắc tiểu dẫn đến ứ đọng nước tiểu.

Ưu tiên tắm vòi sen hơn tắm bồn.

Tiểu sạch trước và sau khi quan hệ tình dục.

Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.

Uống một ly nước lớn trước khi quan hệ tình dục.

Mặc dù nhiễm trùng tiểu có thể không có triệu chứng, có thể tự khỏi (khoảng 20%), nhưng việc đi tiểu khó khăn gây bất tiện và biến chứng cũng như khả năng tái lại cao.

Đây là bệnh lý mà hầu hết chúng ta sẽ gặp một lần trong đời, khi có dấu hiệu và lo ngại về sức khỏe nên đi khám để tránh biến chứng xảy ra.

Tiểu đêm nhiều có thể mắc bệnh lý nào?Tiểu đêm nhiều có thể mắc bệnh lý nào?

Tiểu đêm nhiều có thể do liên quan nhiều bệnh lý khác nhau, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên