17/10/2023 10:50 GMT+7

TP.HCM kiến nghị cơ chế mua bán điện mặt trời lắp trên mái nhà

Bên cạnh lập đề án lắp điện mặt trời trên mái nhà trụ sở công, TP.HCM còn kiến nghị cơ chế mua bán sản lượng điện không sử dụng hết từ hệ thống điện mặt trời mái nhà này.

Đã có trên 100.000 công trình trên cả nước lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà - Ảnh: NGỌC HIỂN

Đã có trên 100.000 công trình trên cả nước lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà - Ảnh: NGỌC HIỂN

Thông tin được nêu từ kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, tại cuộc họp nghe báo cáo về đề án sử dụng các mái nhà là tài sản công để lắp đặt hệ thống điện mặt trời để triển khai nghị quyết số 98 của Quốc hội.

Về phương án đầu tư, ông Hoan yêu cầu với trụ sở cơ quan hành chính, cần nghiên cứu phương án đầu tư tập trung bằng vốn đầu tư công (lập dự án đầu tư tổng thể). Giao Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện xây dựng tiêu chí đánh giá trụ sở đủ điều kiện lắp đặt (gồm: diện tích, công suất lắp đặt, mục đích tiêu thụ tại chỗ, an toàn về điện…).

Trên cơ sở đó phối hợp Tổng công ty Điện lực TP và các đơn vị liên quan khảo sát, lập danh sách các trụ sở cơ quan hành chính đủ điều kiện lắp đặt, khái toán khối lượng đầu tư và tổng mức đầu tư thực hiện.

Còn với trụ sở đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công, thực hiện theo phương án đầu tư phân tán. 

Khuyến khích đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở bằng nhiều hình thức đầu tư, đa dạng về nguồn vốn triển khai (vốn sự nghiệp hằng năm của các cơ quan, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn viện trợ, vốn vay, vốn xã hội hóa…). Giao Sở Tài chính có ý kiến về đối tượng, nguồn vốn, hình thức lắp đặt gửi Sở Công Thương tổng hợp, hoàn thiện đề án.

Ngoài ra Sở Công Thương còn được giao đánh giá hiệu quả đầu tư của việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, nhất là hiệu quả đầu tư lâu dài.

Trong đó phân tích đánh giá giải pháp công nghệ, chi phí phần xử lý rác thải tấm năng lượng mặt trời hết sử dụng, sau khi thanh lý, bảo vệ môi trường. 

Từ đó góp phần vào tăng trưởng xanh, kích thích năng lực đầu tư sản xuất các thiết bị để phát triển năng lượng xanh, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP26.

Lãnh đạo TP cũng chỉ đạo Sở Công Thương, Tổng công ty Điện lực TP làm việc, kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công Thương, Thủ tướng về cơ chế mua bán sản lượng điện không sử dụng hết từ hệ thống điện mặt trời mái nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM. Đề án này UBND TP giao Sở Công Thương hoàn thành và báo cáo trước 30-11-2023.

TP.HCM triển khai lắp điện mặt trời tại các trụ sở công

Trước đó tại chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" đầu tháng 8, phó giám đốc Sở Công Thương cho biết dự kiến TP sẽ triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại trụ sở công vào tháng 9 năm nay. Tuy nhiên đến nay đề án vẫn chưa hoàn thành.

Trong báo cáo tác động trình Quốc hội khi xem xét nghị quyết 98, TP.HCM cũng nêu về việc quyết định sử dụng mái nhà bảo đảm điều kiện kỹ thuật của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn TP để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cung cấp điện phục vụ hoạt động của trụ sở đó.

Bộ Công Thương cũng có đoàn kiểm tra việc lắp đặt điện mặt trời ở TP.HCM. Bộ cũng nhận định việc lắp đặt, vận hành phù hợp quy định.

Tháng 9, TP.HCM lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà công sởTháng 9, TP.HCM lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà công sở

Dự kiến tháng 9-2023, TP.HCM sẽ triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà các trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên