18/03/2024 19:43 GMT+7

TP.HCM muốn thu hồi 15.000 tỉ đồng, chỉ mới thu 3.500 tỉ, 19 doanh nghiệp than khó khăn

Đến đầu tháng 3-2024, mới chỉ có 17/35 tổng công ty, công ty thuộc quản lý của TP.HCM nộp khoản tiền chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ vào ngân sách.

Trụ sở Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV là một trong các đơn vị xin giữ lại khoản tiền để tiếp tục làm các dự án đầu tư và bổ sung tăng vốn điều lệ - Ảnh: T.L.

Trụ sở Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV là một trong các đơn vị xin giữ lại khoản tiền để tiếp tục làm các dự án đầu tư và bổ sung tăng vốn điều lệ - Ảnh: T.L.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Dũng về tình hình thực hiện quyết định 200 của UBND TP về việc thu hồi nộp ngân sách khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ, tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc TP.

Trước đó, ngày 11-3, ông Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tình hình thực hiện quyết định 200.

Ông Dũng chỉ đạo giao Sở Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, làm việc với các doanh nghiệp đến nay chưa hoàn tất nộp khoản chênh lệch theo quyết định 200 để rà soát, đối chiếu, thống nhất số liệu.

Từ đó, tham mưu UBND TP việc điều chỉnh quyết định 200.

Cùng với đó, tham mưu dự thảo văn bản của UBND TP đề nghị các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc TP tập trung, tăng cường rà soát việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đầu tư phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước và đúng quy định pháp luật.

Đề nghị các doanh nghiệp nhà nước thuộc TP rà soát các khoản công nợ liên quan trách nhiệm chi trả, thanh quyết toán của ngân sách đến nay chưa được giải quyết, có văn bản đề xuất cụ thể gửi về Sở Tài chính để chủ trì, phối hợp các sở, ngành chức năng kiểm tra, đề xuất UBND TP xem xét, giải quyết dứt điểm trong tháng 4.

Ông Dũng giao Cục Thuế TP sớm có văn bản đôn đốc các doanh nghiệp chưa thực hiện nộp khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ vào ngân sách theo quyết định 200 phải khẩn trương, không để trì hoãn, kéo dài.

Trước đó, UBND TP.HCM có quyết định yêu cầu 35 tổng công ty, công ty thuộc quản lý của TP.HCM phải nộp khoản tiền hơn 15.000 tỉ đồng chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ vào ngân sách.

Tuy nhiên, theo báo cáo Sở Tài chính TP.HCM, tính đến ngày 1-3-2024, có 17/35 doanh nghiệp thực hiện nộp khoản tiền trên vào ngân sách, với tổng số tiền gần 3.500 tỉ đồng, đạt 23,17%. Trong đó có 10 doanh nghiệp hoàn tất việc nộp, 7 doanh nghiệp hoàn tất một phần.

Mặt khác, có 19/35 doanh nghiệp gửi báo cáo nêu khó khăn, vướng mắc khi thực hiện việc thu hồi nộp ngân sách.

TP.HCM: Kiến nghị không cưỡng chế nộp khoản tiền chênh lệch vốn chủ sở hữu

Sở Tài chính kiến nghị UBND TP báo cáo, xin ý kiến Ban cán sự đảng UBND TP chấp thuận UBND TP có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế không áp dụng các biện pháp cưỡng chế, khoanh nợ và không tính tiền chậm nộp đối với khoản tiền chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn theo quyết định 200.

Đối với doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp khẩn trương nộp tiền chậm nhất đến 31-12-2024.

Các doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp nhà nước, đề nghị hội đồng thành viên khẩn trương rà soát, xây dựng phương án xác định vốn điều lệ, nhu cầu tăng vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn, cập nhật tình hình thực tế để điều chỉnh, bổ sung các nội dung, hồ sơ.

Trường hợp không thuộc phạm vi hoặc điều kiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định, các doanh nghiệp khẩn trương đóng tiền, chậm nhất đến 31-12-2024 phải hoàn tất.

TP.HCM có ngay 15.000 tỉ vào ngân sách, nếu làm xong việc nàyTP.HCM có ngay 15.000 tỉ vào ngân sách, nếu làm xong việc này

TP.HCM yêu cầu 35 tổng công ty, công ty thuộc quản lý của TP.HCM phải nộp khoản tiền hơn 15.000 tỉ đồng chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ vào ngân sách.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên