23/06/2023 18:52 GMT+7

Từ 2024: Người cao tuổi ở TP.HCM được khám sức khỏe định kỳ miễn phí 1 lần/năm

Đó là một trong những yêu cầu đặt ra trong kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn TP.HCM.

Từ 2024: Người cao tuổi ở TP.HCM được khám sức khỏe định kỳ miễn phí 1 lần/năm - Ảnh 1.

Năm 2022, cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi, khoảng 11,95% dân số. Trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên - Ảnh: TỰ TRUNG

Kế hoạch này vừa được UBND TP.HCM ban hành, thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2025 và những năm tiếp theo. Với mục tiêu đảm bảo mỗi người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi trở lên) ở TP.HCM đều được khám sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm.

Từ đó lập hồ sơ sức khỏe điện tử, xác định được mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm để điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

UBND TP đặt ra yêu cầu mỗi người cao tuổi trên địa bàn TP đều được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm với chi phí từ nguồn ngân sách TP. Qua khám sức khỏe, nếu phát hiện người dân mắc các bệnh không lây nhiễm sẽ tổ chức quản lý, điều trị theo hướng dẫn. Nhằm đảm bảo kết quả khám sức khỏe phải được tích hợp và cập nhật vào hồ sơ sức khỏe điện tử.

Các quận, huyện, TP Thủ Đức căn cứ số lượng người cao tuổi do cơ quan công an cung cấp, tổ chức rà soát, lập danh sách người cao tuổi trên địa bàn (thường trú và tạm trú từ 6 tháng trở lên).

Sau đó phát phiếu khám sức khỏe đến tất cả người cao tuổi trên, hướng dẫn họ hoặc người thân của họ điền các thông tin sức khỏe, thu nhận lại để nhập thông tin lên phần mềm.

Dựa trên danh sách đã được lập, sẽ phân loại người cao tuổi theo từng nhóm và sắp xếp mời đến các điểm khám sức khỏe trên địa bàn.

UBND TP phân công nơi khám sức khỏe cho người cao tuổi là trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực có giấy phép hoạt động. Làm sao đảm bảo đủ nhân sự, trang thiết bị và thuận tiện cho việc di chuyển của người dân.

Cơ sở được phân công khám sức khỏe phải thành lập các “tổ khám sức khỏe”, mỗi tổ gồm một bác sĩ, một nhân viên y tế có chứng chỉ hành nghề và các nhân sự hỗ trợ. Đặc biệt, các cơ sở chịu trách nhiệm thông tin kết quả khám sức khỏe cho người cao tuổi trong vòng 24 - 48 giờ sau khi khám.

Năm 2022, cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi (khoảng 11,95% dân số). Trong đó có gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Dự báo đến năm 2030, người cao tuổi ở nước ta có khoảng 18 triệu, chiếm 17,5% dân số, cứ 6 người dân thì có hơn 1 người cao tuổi. Việc chăm sóc y tế cho người cao tuổi là vấn đề cần được quan tâm và triển khai từ sớm.

Ca COVID-19 nhập viện chủ yếu là nhóm người nguy cơ cao, bảo vệ họ sao?Ca COVID-19 nhập viện chủ yếu là nhóm người nguy cơ cao, bảo vệ họ ra sao?

Số ca mắc và nhập viện vì COVID-19 tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang tăng. Phần lớn ca nhập viện và chuyển nặng thuộc nhóm người nguy cơ cao. Vậy họ cần đảm bảo các yếu tố phòng ngừa ra sao trong bối cảnh hiện nay?


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên