Lẩu Thập Cẩm

Từ hành trang du học với 3.000 USD đến trở thành doanh nhân bất động sản tại Mỹ

MẪN NHI

Đăng lúc 15:40 | 09/02/2024

Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, anh Đức Phạm đã trở thành thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford - ngôi trường top 3 thế giới và đồng thời cung cấp giải pháp hỗ trợ hàng ngàn người Mỹ sở hữu được căn nhà mơ ước.

Anh Phạm Minh Đức (Đức Phạm) sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Đầu năm 1996, anh Minh Đức đã tốt nghiệp Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) với thành tích ấn tượng cùng một giải thưởng toán và học bổng ngành y tại Đại học Y Dược TP.HCM.

Sau một năm học ngành y, Đức Phạm quyết định du học Mỹ để chinh phục một lĩnh vực còn mới lúc bấy giờ - khoa học máy tính.

Anh Đức Phạm - CEO tại Wonder Rates trong chuyến về thăm quê hương Việt Nam.

Anh Đức Phạm - CEO tại Wonder Rates trong chuyến về thăm quê hương Việt Nam.

Đức Phạm: Từ học sinh chuyên toán Lê Hồng Phong đến thạc sĩ Stanford

Tưởng chừng sau khi rời mái trường Lê Hồng Phong, anh sẽ bén duyên với ngành y, nhưng với sự tò mò và khát khao chinh phục thử thách, sau khi học y một năm, anh đã quyết định chọn Mỹ để du học ngành khoa học máy tính (Computer Science) vào năm 1998.

Để thực hiện ước mơ này, anh Đức đã thành công thi đỗ vào Trường đại học University of California, Berkeley - trường công xếp thứ hạng số 1 và là trường đại học hàng đầu về khoa học máy tính tại Mỹ.

Ngày ấy ngành khoa học máy tính còn rất lạ lẫm và chưa phổ biến. Hiếm ai nghĩ rằng IT sẽ bùng nổ và đem lại thu nhập “khủng” như hiện tại. Nên việc anh quyết định học một ngành mới lạ là một quyết định vừa liều lĩnh, vừa may mắn.

Sau khi tốt nghiệp University of California, Berkeley, anh Đức Phạm vừa đi làm, vừa đi học và những “quả ngọt” của sự cố gắng đã xuất hiện khi anh thành công đạt được học vị thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford - ngôi trường top 3 thế giới.

Hơn 20 năm học tập và làm việc trong ngành công nghệ thông tin, anh Đức có rất nhiều câu chuyện, bài học sẵn sàng chia sẻ về quá trình học tập, sinh sống, làm việc và phát triển bản thân đến người Việt tại Mỹ, đặc biệt là các bạn trẻ vững vàng hơn khi đặt chân đến một vùng đất mới lạ.

Anh Phạm Minh Đức trong lễ tốt nghiệp thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford.

Anh Phạm Minh Đức trong lễ tốt nghiệp thạc sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford.

Du học Mỹ không khó như mọi người nghĩ

Theo trải nghiệm của anh Đức Phạm, việc chọn trường theo học có ảnh hưởng lớn đến lộ trình tương lai cũng như tài chính cá nhân của du học sinh. Ban đầu, sinh viên hoàn toàn có thể chọn trường đại học không trong bảng xếp hạng các trường xuất sắc để theo học do học phí sẽ có phần “nhẹ nhàng” hơn và cố gắng để có thành tích xuất sắc nhằm dễ dàng chuyển sang các trường tốt hơn với học bổng.

Khi được tiếp cận và học tập trong nền giáo dục Mỹ, nơi khuyến khích tự học, tư duy phản biện, sáng tạo, những du học sinh cần cố gắng mỗi ngày từng chút để sau một quá trình kiên trì sẽ đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Sinh hoạt phí tại Mỹ không đắt đỏ như lời đồn

Theo báo cáo năm 2020 của U.S. Bureau of Labor Statistics, chi phí sống trung bình của một hộ gia đình Mỹ là 63.036 USD/năm (khoảng 1,5 tỉ đồng), trong đó chi tiêu lớn nhất là nhà ở (20.679 USD), xe cộ (10.742 USD) và thực phẩm (8.169 USD).

Tuy nhiên, chi phí sống trung bình có thể dao động rất nhiều tùy theo bang, thành phố và khu vực. Ví dụ, chi phí sống trung bình ở New York City là 117.667 USD/năm (2,8 tỉ đồng), trong khi ở Memphis là chỉ 50.209 USD/năm (1,2 tỉ đồng).

Hẳn nhiên, mức sinh hoạt phí lên đến hàng tỉ đồng cho một năm vẫn khiến đại đa số người Việt thấy “hoảng”. Thực tế, chi phí để sống tại Mỹ không đắt đỏ như chúng ta nghĩ nếu so sánh với thu nhập bình quân của người Mỹ.

Anh Đức Phạm nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm về du học và thích nghi cuộc sống tại Mỹ

Anh Đức Phạm nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm về du học và thích nghi cuộc sống tại Mỹ

Trung bình thu nhập của người Mỹ là khoảng 60.000 - 73.000 USD/năm. Với những bạn du học sinh sang Mỹ theo dạng nhân lực chất lượng cao, thu nhập thường không dưới 100.000 USD/năm và hoàn toàn có thể đáp ứng mức sinh hoạt phí tại những bang, thành phố không quá đắt đỏ.

Để xóa bỏ rào cản về sinh hoạt phí khi mới qua Mỹ, nếu là sinh viên, bạn hãy xin các học bổng của trường đang theo học hoặc làm việc bán thời gian hợp pháp để trang trải chi phí sinh hoạt, học phí, với các công việc như quản lý ở thư viện trường,...

Đa số các chủ doanh nghiệp tại nơi anh sống hơn 23 năm (San Jose, California) sẽ ưu tiên tuyển những bạn du học sinh Việt Nam do các bạn có thái độ làm việc chăm chỉ, tháo vát và khéo léo.

Mới sang Mỹ thì ở đâu?

Đến Mỹ với tâm thế du học sinh và còn “lạ nước lạ cái” thì lời khuyên anh Đức Phạm dành cho các bạn là nên chọn sống ở ký túc xá của trường. Sau một thời gian thích nghi cuộc sống tại một môi trường mới và đã cảm thấy tự tin, dạn dĩ hơn, bạn có thể chọn phương án thuê nhà cùng bạn bè để tiết kiệm chi phí và có giờ giấc sinh hoạt tự do, thoải mái hơn.

Sau khoảng thời gian du học Mỹ, anh Đức Phạm kết luận rằng việc đi du học không khó khăn như mọi người thưởng nghĩ. Các bạn du học sinh nên đặt ra mục tiêu cho bản thân và tự tạo động lực để cố gắng mỗi ngày từng chút với thái độ thật hăng say, sau một quá trình kiên trì sẽ đạt được mục tiêu ban đầu.

Từ hành trang du học với 3.000 USD đến trở thành doanh nhân bất động sản tại Mỹ- Ảnh 4.'Lý thuyết suông thì du học Mỹ, Pháp cũng không được việc, phải xắn tay với anh em' Người bắc nhịp cầu du họcNgười bắc nhịp cầu du học Du học sinh ở Úc gặp khủng hoảng chỗ ở, khó sống vì hết tiềnDu học sinh ở Úc gặp khủng hoảng chỗ ở, khó sống vì hết tiền
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Lẩu thập cẩm