12/07/2018 08:25 GMT+7

Ủng hộ nguyện vọng hiến xác của tử tù cho nghiên cứu khoa học

TRUNG KIÊN
TRUNG KIÊN

TTO - Quanh câu hỏi thăm dò: Ý kiến của bạn thế nào về nguyên vọng hiến xác, hiến tạng của tử tù, bạn đọc Trung Kiên cho rằng do đây là hợp đặc biệt, vì vậy nên chỉ dùng cho nghiên cứu khoa học.

Ủng hộ nguyện vọng hiến xác của tử tù cho nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

Nhằm góc thêm một góc nhìn về chủ đề đang có nhiều ý kiến trái chiều, Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến này của bạn đọc Trung Kiên.

"Trước hết, cần khẳng định rằng nguyện vọng hiến xác, hiến tạng của một cá nhân (bất kể đó là ai) là chính đáng và cần được tôn trọng. 

Điều này được ghi nhận trong Hiến pháp (Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp 2013) và văn bản luật chuyên ngành là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2016 (Điều 5). 

Trong thực tế, đã có rất nhiều trường hợp hiến xác hoặc một bộ phận cơ thể sau khi người đó qua đời, nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ cấy ghép một bộ phận cơ thể từ người khác. 

Do vậy nên ủng hộ nguyện vọng hiến xác, bởi một cơ thể chết được dùng trong khoa học sẽ có ích lợi cho xã hội nhiều hơn so với việc mai táng.

Tuy nhiên, việc tử tù hiến xác và sử dụng thân xác (đã chết) của tử tù là một trường hợp đặc biệt, và dù từng có những tử tù có nguyện vọng hiến xác sau khi chết nhưng thực tế thì chưa trường hợp nào được hiến xác.

Theo hiểu biết của người viết thì cơ thể của người hiến xác sẽ được sử dụng cho các mục đích sau:

- Cho nghiên cứu khoa học, bao gồm y học và những ngành khác có nghiên cứu về cơ thể người.

- Lấy một bộ phận cơ thể (của người hiến xác) để cấy ghép vào cơ thể của người khác.

Những tranh luận phát sinh về việc nên hay không nên ủng hộ tử tù hiến xác có lẽ chủ yếu là ở mục đích thứ 2. 

Bản thân người viết cũng cho rằng nếu chấp nhận nguyện vọng hiến xác của tử tù thì cũng không nên dùng trong việc cấy ghép nên cơ thể người khác. 

Từ suy nghĩ đó, nếu cho cấy ghép một phần cơ thể của tử tù lên người khác thì liệu có khả năng dẫn đến tình trạng do nhu cầu cần cấy phép cơ thể mà có người sẽ tìm cách tác động khiến cho việc thi hành án tử hình diễn ra sớm hơn không? 

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc thi hành án tử hình thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc lên cơ thể tử tù. Như vậy, có thể chất lượng cơ thể tử tù không còn phù hợp để cấy ghép. 

Bên cạnh đó, có thể còn những trở ngại khác như yếu tố tâm linh, tâm lý của người được cấy ghép, sự phản đối của thân nhân tử tù, tình trạng sức khỏe của từ tù trước khi chết…

Do vậy, cá nhân người viết ủng hộ quan điểm nên cho phép tử tù được hiến xác nếu có nguyện vọng, nhưng chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học, không dùng cho mục đích cấy ghép lên cơ thể người khác".

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn như thế nào về nguyện vọng hiến xác, hiến tạng của tử tù?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Có nên đáp ứng nguyện vọng hiến tạng của tử tù? Có nên đáp ứng nguyện vọng hiến tạng của tử tù?

TTO - Đây không phải là vấn đề mới được đặt ra, nhưng tại phiên tòa ngày 9-7 ở TP.HCM, bị cáo Nguyễn Hữu Tình khi nói lời sau cùng trước khi bị tuyên án tử đã "xin được hiến tạng cho khoa học" và tiếp tục nhận được những ý kiến trái chiều từ dư luận.

TRUNG KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên