05/10/2023 14:29 GMT+7

Viện kiểm sát Thanh Khê nói gì về tọa đàm viết hoa hay không viết hoa chữ cái đầu sau dấu hai chấm?

"Đối với cơ quan pháp luật phải rõ ràng. Có bản án có nơi viết hoa, nơi không viết hoa dẫn đến người đọc hiểu tên khác, hiểu nhầm, ảnh hưởng đến việc thi hành án...".

Ông Lê Văn Khương - viện trưởng Viện KSND quận Thanh Khê - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Ông Lê Văn Khương - viện trưởng Viện KSND quận Thanh Khê - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Viện kiểm sát nhân dân (KSND) quận Thanh Khê, Đà Nẵng mới đây tổ chức tọa đàm nghiên cứu về viết hoa hay không viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất sau dấu hai chấm.

Theo Viện KSND quận Thanh Khê, trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo văn bản, đơn vị nhận thấy có sự không thống nhất trong quy định về việc viết hoa hay không viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất sau dấu hai chấm (:) giữa quyết định 393 quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trong ngành kiểm sát nhân dân ngày 1-7-2016 của Viện KSND tối cao và nghị định 30 về công tác văn thư do Chính phủ ban hành ngày 5-3-2020.

Theo quyết định 393, tại phụ lục V quy định: viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh sau dấu hai chấm (:).

Quy định 4148 của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2019 quy định về viết hoa, phiên âm trong các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng tại điều 3 quy định viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong các trường hợp, trong đó có sau dấu hai chấm của các đề mục/vấn đề.

Còn theo nghị định 30, sau dấu hai chấm không còn bắt buộc viết hoa chữ cái đầu âm tiết mà tùy nghi viết hoa theo quy định tại phụ lục 2 kèm theo nghị định, nhằm thể hiện rõ tác dụng báo hiệu lời nói của một nhân vật hoặc liệt kê, giải thích cho phần câu trước của dấu hai chấm.

Qua nghiên cứu, thảo luận có hai quan điểm.

Quan điểm thứ nhất: sau dấu hai chấm người viết có thể tự lựa chọn cách viết hoa hay thường theo nhu cầu và từng trường hợp cụ thể phù hợp phục lục 2 ban hành kèm theo nghị định 30.

Quan điểm thứ hai: để thống nhất trong trình bày văn bản trong ngành kiểm sát thì sau dấu hai chấm nên viết hoa chữ cái đầu âm tiết theo quyết định 393. Đồng thời, tại quy định 4148 của Văn phòng Trung ương Đảng cũng quy định...

Ngày 5-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Khương - viện trưởng Viện KSND quận Thanh Khê - cho biết sau khi nghị định 30 ra đời thì có một số trường hợp không viết hoa, tùy nghi khi soạn thảo văn bản, không thống nhất. 

Còn văn bản của ngành kiểm sát quy định phải viết hoa và văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng cũng vậy.

Từ đó dẫn đến những cơ quan nhà nước nhiều khi soạn thảo văn bản không nhất quán, thậm chí có trường hợp gây hiểu nhầm.

Theo ông Khương, không nên dùng từ tùy nghi, một là viết hoa, hai là không. Nhất là đối với cơ quan pháp luật phải rõ ràng. Có bản án có nơi viết hoa, nơi không viết hoa dẫn đến người đọc hiểu tên khác, hiểu nhầm, ảnh hưởng đến việc thi hành án...

Ông Khương cho biết qua quá trình làm việc thấy có những bất cập thì tổ chức tọa đàm là cần thiết. 

"Văn bản soạn thảo nói riêng và những quy định của pháp luật là phải thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới, tùy tiện là không được" - ông Khương khẳng định.

Tọa đàm có 9 tham luận, thống nhất phương án viết hoa chữ cái đầu sau dấu hai chấm.

Tiếng nước tôi: Khi sách giáo khoa bỏ quên dấu phẩyTiếng nước tôi: Khi sách giáo khoa bỏ quên dấu phẩy

TTO - "Mai cốt cách tuyết tinh thần,/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Có dấu phẩy hay không có dấu phẩy?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên