15/08/2020 08:36 GMT+7

Vĩnh biệt Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu: Nhớ đến tầm nhìn rộng cho sản xuất lớn

GS VÕ TÒNG XUÂN
GS VÕ TÒNG XUÂN

TTO - Thấm thoát đã 20 năm khi Tổng bí thư Lê Khả Phiêu bật đèn xanh cho Thủ tướng Phan Văn Khải có nghị quyết công nhận hình thức kinh tế trang trại - loại hình tích tụ ruộng đất được phép hoạt động trên toàn quốc nước ta.

Vĩnh biệt Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu: Nhớ đến tầm nhìn rộng cho sản xuất lớn - Ảnh 1.

Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (giữa) đi thị sát và chỉ đạo công tác cứu trợ nhân dân vùng bị lũ lụt và khắc phục hậu quả do lũ lụt ở tỉnh Long An tháng 9-2000 - Ảnh: TTXVN

Thời bấy giờ, sản xuất nguyên liệu nông nghiệp của nước ta có thể phân làm hai nhóm: nhóm sản xuất lớn ở tầm cỡ nông, lâm trường hàng nghìn hecta, và sản xuất nhỏ trên từng thửa ruộng, thậm chí rất manh mún từng sào nhỏ.

Chúng tôi nhận thấy rất rõ là ngoại trừ một số ít nông trường có lãi, phần lớn sản lượng nguyên liệu nông nghiệp như lúa, bắp, mía, trái cây, gỗ... không mang lại nguồn lãi lớn cho Nhà nước, thậm chí Nhà nước còn phải bù lỗ hoặc tài trợ cho họ. Đây là một lãng phí rất lớn cho ngân sách quốc gia.

Mặt khác, những thửa ruộng cá nhân từ vài sào cho đến 3ha (theo Luật đất đai) không những ngày càng bị manh mún thêm mà còn cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Đây là một mâu thuẫn đối với chủ trương chiến lược thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động vì lao động nông nghiệp phải luôn bám chặt mảnh ruộng nhỏ đó.

Chúng tôi thấy cần phải tìm cách phá thế bí này.

Một số nhà doanh nghiệp ở TP.HCM lúc đó tuy có tiền nhưng không có chỗ đầu tư đã mạnh dạn đến thương thuyết với các nông trường đang làm ăn lỗ lã, đất để hoang cho cỏ mọc bao phủ. Họ xin mướn đất để sản xuất cây ăn trái, cây công nghiệp (kể cả cao su), và chăn nuôi bò. Sau hơn 3 năm sản xuất, đất đai trang trại khang trang sạch cỏ, cây trái xanh tươi.

Nhưng mọi người bắt đầu lo vì nghe đâu Nhà nước sẽ lấy đất lại. Lúc đó anh Ngô Công Đức và Phùng Hữu Hạt đại diện các chủ trang trại từ TP.HCM về Cần Thơ nhờ tôi kiến nghị với cấp trên về chủ trương làm kinh tế trang trại. Tôi đã cùng các anh chị làm trang trại và nhiều phóng viên các báo ở TP.HCM đi một vòng ba ngày từ 23 đến

25-7-1999 quan sát những trang trại tương đối khá và nhiều trang trại gần thất bại.

Vào buổi chót, chúng tôi cùng ngồi lại phân tích hiện trạng về sự phát triển tự phát của phong trào trang trại. Chúng tôi thấy đây là những người mạo hiểm, dám bỏ vốn hàng tỉ đồng mướn đất, mướn lao động đưa vào đây sản xuất theo kinh nghiệm nông dân, người thì mướn 5ha, người thì 10ha, 100ha, và có người mướn cả 600ha vùng Bình Dương, Bình Phước.

Họ đã biến vùng đất bỏ hoang thành những trang trại. Họ đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Họ đáng được thưởng hơn là đáng bị phê phán vi phạm Luật đất đai.

Kết quả ba ngày khảo sát thực tế, nhận định của tôi về vai trò quan trọng của trang trại đã được các báo đăng tải ngày 26-7-1999.

Sau đó Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã bay vào Nam, đích thân đi thăm các trang trại, rồi đến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ và Thủ tướng Phan Văn Khải cũng vào thăm để thấy rõ cách sản xuất lớn XHCN này.

Đến ngày 2-2-2000, nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại được ban hành, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử phát triển nông nghiệp XHCN của đất nước ta.

Chúng tôi xin nghiêng mình kính phục vị Tổng bí thư kính mến đã sáng suốt cho cải cách Luật đất đai, tạo điều kiện cho nông nghiệp nước ta phát triển lớn.

Dân làng Rồng xứ Huế lập bàn thờ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu Dân làng Rồng xứ Huế lập bàn thờ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

TTO - Người dân làng Rồng (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) lập bàn thờ tưởng nhớ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu - người có công lập và đặt tên làng 20 năm trước - để người dân trong tỉnh đến viếng ông.

GS VÕ TÒNG XUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên