08/10/2003 20:19 GMT+7

VN chưa có chiến lược phát triển ngành "công nghiệp văn hóa"!

Theo TT&VH
Theo TT&VH

"Công nghiệp văn hóa" (CNVH) là thuật ngữ rất mới đối với VN nhưng không xa lạ gì với nhiều nước khác trong khu vực. CNVH và sự hợp tác trong lĩnh vực này nhằm đối phó với sự cạnh tranh của các sản phẩm văn hóa Mỹ, Âu trên thị trường là chủ đề chính của Diễn đàn Văn hóa châu Á 2003 vừa diễn ra tại HongKong.

blcQOIJO.jpgPhóng to
Mỗi năm chỉ có khoảng 1/10 phim nhựa VN được người xem tiếp nhận ngoài thị trường (Cảnh trong phim Chốn Quê)
"Công nghiệp văn hóa" (CNVH) là thuật ngữ rất mới đối với VN nhưng không xa lạ gì với nhiều nước khác trong khu vực. CNVH và sự hợp tác trong lĩnh vực này nhằm đối phó với sự cạnh tranh của các sản phẩm văn hóa Mỹ, Âu trên thị trường là chủ đề chính của Diễn đàn Văn hóa châu Á 2003 vừa diễn ra tại HongKong.

Ông Nguyễn Văn Tình - Phó vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế (Bộ VH-TT), thành viên đoàn đại biểu VN vừa tham dự Diễn đàn Văn hóa châu Á 2003 diễn ra tại Hongkong - trò chuyện chung quanh những vấn đề được đề cập tại diễn đàn.

Hongkong, Nhật Bản: Nguồn thu từ CNVH rất cao

Sự nhìn nhận của các nước về CNVH ra sao, thưa ông?

- Ở các nước châu Âu, thuật ngữ CNVH gắn với tập hợp các ngành kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo kỹ năng sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa văn hóa xã hội.

11 ngành được liệt vào danh sách này, gồm: quảng cáo, kiến trúc, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, phim ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và phần mềm vi tính.

Ở Hongkong, 85% thu nhập quốc dân có được từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo.

Nhật Bản phim hoạt hình và truyện tranh phát triển mạnh. Bộ phim hoạt hình Đoremon ngoài việc bán bản quyền cho truyền hình, xuất khẩu ra nước ngoài, các nhà kinh doanh Nhật Bản còn xuất bản truyện tranh, làm quà tặng lưu niệm... tổng doanh thu từ việc "xào đi nấu lại" bộ phim này lên đến hơn hai tỷ USD.

Hàn Quốc: Điện ảnh phát triển mạnh nhờ vai trò hợp tác giữa nhà nước và tư nhân

* Những bài học kinh nghiệm nào được đưa ra trao đổi tại diễn đàn?

- Trong số các kinh nghiệm được đưa ra trao đổi, việc phát triển của điện ảnh Hàn Quốc những năm gần đây là sự "thèm muốn" của tất cả các nền điện ảnh trong khu vực. Không có nền điện ảnh nào, trừ Hollywood, làm được như Hàn Quốc với việc đưa tỷ lệ chiếu phim nội lên 51% và doanh thu cũng cao hơn phim Mỹ chiếu tại thị trường này.

Lý giải thành công của điện ảnh Hàn Quốc, thứ trưởng Bộ Văn hóa - Du lịch Hàn Quốc nhấn mạnh vai trò hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực sản xuất phim.

Bên cạnh việc mở nhiều hội chợ giới thiệu phim, thu hút các nhà phát hành phim trong khu vực, chính phủ Hàn Quốc chú trọng tuyên truyền giáo dục quần chúng ủng hộ phim nội. Đặc biệt, các nhà làm phim đã bám sát thị hiếu, sở thích của người xem, đưa công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, tạo bộ mặt tân kỳ cho điện ảnh.

VN: Đầu tư của Nhà nước cho văn hóa so với các ngành khác là thấp

* So với các nước trong khu vực, ngành CNVH của VN dường như vẫn phát triển ở quy mô nhỏ? Theo ông, đâu là nguyên nhân của vấn đề?

- Tôi chưa đọc một cuốn sách nào nói về chiến lược phát triển ngành CNVH ở VN. Có nghĩa, chúng ta có tiềm năng nhưng chưa được nghiên cứu thấu đáo, định hướng phát triển với những chiến lược cụ thể, trước mắt và lâu dài.

Chẳng hạn, điện ảnh VN mỗi năm sản xuất khoảng 10 phim nhựa, nhưng chỉ 1/10 số phim này được người xem tiếp nhận ngoài thị trường, thậm chí tỷ lệ 1/10 này cũng không ổn định.

Nếu mỗi năm chúng ta có hai, ba phim đạt doanh thu cao, chắc chắn nó sẽ tạo được tín hiệu tốt để các nhà hoạch định chính sách đổ công sức nghiên cứu và định hướng phát triển nền công nghiệp điện ảnh VN. Bởi, điện ảnh không chỉ là phục vụ tuyên truyền, giải trí mà còn là nguồn sinh lời khổng lồ, nếu chúng ta biết khai thác nó một cách đúng hướng.

Theo tôi, đã đến lúc các nhà nghiên cứu văn hóa phải tiến hành các nghiên cứu toàn diện, khoa học và đầy đủ về các ngành CNVH, quy mô, tầm cỡ và ý nghĩa của nó trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

*Tiền có phải là nguyên nhân chính khiến ngành CNVH VN phát triển chậm?

- Ở VN, Nhà nước đầu tư cho mọi lĩnh vực văn hóa chứ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực sinh lời. Nhưng đúng là đầu tư của Nhà nước cho văn hóa so với các ngành khác trong nhiều năm qua là thấp. Nhưng chúng tôi hy vọng tình hình này sẽ được cải thiện ngay trong năm tới. Tôi được biết, vừa qua, trên cơ sở đề nghị của Bộ VH-TT và sự ủng hộ của Bộ Tài chính, Chính phủ đã dự kiến cho các bộ, ngành trình Quốc hội phê duyệt.

Theo đó, ngân sách hoạt động sự nghiệp của ngành văn hóa dự kiến tăng 17%, tăng cao nhất so với các bộ, ngành và ngân sách dành cho các chương trình mục tiêu của ngành tăng đến 71,6%. Điều đáng nói ở đây là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong ngành làm sao có thể xây dựng được kế hoạch phát triển và sử dụng những khoản đầu tư của Nhà nước cho văn hóa có hiệu quả nhất.

Cung cấp dịch vụ làm phim - thế mạnh của VN

* VN đã tìm được tiếng nói chung nào từ Diễn đàn văn hóa châu Á 2003?

- Hợp tác đẩy mạnh phát triển ngành CNVH là mục đích mà các nước trong khu vực mong muốn mở ra sau diễn đàn này. Singapore và VN từng hợp tác sản xuất bộ phim Vũ khúc con cò, thắng lợi về doanh thu. Họ nhìn nhận VN là nơi có tiềm năng lớn về cung cấp dịch vụ và hợp tác sản xuất điện ảnh.

Nền văn hóa đa dạng và đậm bản sắc, bối cảnh thiên nhiên đẹp, giá dịch vụ rẻ... là những điều cơ bản đầu tiên hấp dẫn các nhà làm phim nước ngoài. Ngoài Singapore, VN đã hợp tác với Trung Quốc làm một số phim điện ảnh và truyền hình. Chiều hướng này sẽ tiếp tục phát triển nếu chúng ta biết trân trọng và tạo nhiều cơ hội cho nó.

Theo TT&VH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Di\u1ec5n \u0111\u00e0n V\u0103n h\u00f3a ch\u00e2u \u00c1 2003 v\u1eeba di\u1ec5n ra t\u1ea1i HongKong." />