08/06/2017 09:06 GMT+7

Vướng mắc nhất vẫn là thủ tục hành chính quá phức tạp

LÊ KIÊN (Từ OSAKA)
LÊ KIÊN (Từ OSAKA)

TTO - Các nhà đầu tư vùng Kansai Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam, nhưng vẫn đầy ưu tư chỉ rõ thủ tục hành chính là một trong những vướng mắc cản trở họ tại Việt Nam. 

*** Error ***
Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai tặng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc món quà hàng thủ công mỹ nghệ của vùng - Ảnh: Lê Kiên

Cuộc đối thoại của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với giới lãnh đạo doanh nghiệp vùng Kansai, Nhật Bản diễn ra rất thú vị giữa chiều mưa 7-6 ở thành phố Osaka.

Thủ tục cần thông thoáng để người Nhật xây cứ điểm

Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai Masayoshi Matsumoto, với hơn 1.300 thành viên, giới thiệu với các vị khách từ Việt Nam rằng đây là vùng kinh tế lớn thứ hai của Nhật với các thành phố được nhiều người biết đến như Kyoto, Kobe, Osaka. 

Theo ông Masayoshi, vùng Kansai đã có lịch sử đầu tư và làm ăn với Việt Nam từ lâu và hiện chiếm đến 25% tổng thương mại Việt - Nhật. 

Lãnh đạo công ty Daikin là ông Kosei Uematsu, một thành viên của Liên đoàn, cho biết doanh thu của hãng tại Việt Nam năm 2016 đã đạt 230 tỉ yen, và đã đầu tư tại Việt Nam tổng trị giá lên đến khoảng 2.000 tỉ đồng.

Là một doanh nghiệp vùng Kansai đã đầu tư thành công ở Việt Nam, lãnh đạo công ty này cho biết đang chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất máy điều hòa không khí gần khu vực Hà Nội, trong định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

“Chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam quan tâm phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối Bắc - Nam, giảm ùn tắc giao thông đô thị. Việt Nam cần có chính sách phát triển hơn nữa về công nghiệp hỗ trợ, nguyên liệu. Vấn đề nữa là Việt Nam nên thông thoáng hơn với thủ tục cấp visa cho lao động Nhật Bản” - ông Kosei nêu kiến nghị.

Tương tự, ông Teiichi Nishimura,  Chủ tịch Công ty Sakura Color, một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em, nêu vấn đề của mình.

“Chúng tôi muốn đầu tư một căn cứ ở Đông Nam Á và đã chọn Việt Nam. Vấn đề lo lắng là công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu. Thứ hai là Việt Nam quy định khó khăn khi nhập công nghệ cũ, máy móc quá mười năm sử dụng thì không được nhập, như vậy là không hợp lý bởi có những loại máy có tuổi thọ 50-60 năm. Chúng tôi hiểu rằng quy định đấy để ngăn rác thải công nghiệp, nhưng Việt Nam cần phân loại các máy móc dựa vào chủng loại, tuổi thọ để quy định cho rõ ràng hơn”.

Nhật - Việt là những người bạn thân thiết

Sau khi lắng nghe hơn 20 phát biểu của các doanh nhân vùng Kansai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời các bộ trưởng giải đáp từng vấn đề cụ thể.

Chẳng hạn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh thừa nhận ý kiến của ông Teiichi là hợp lý và hứa sẽ “trực tiếp xử lý vấn đề này, sẽ điều chỉnh quy định về nhập thiết bị, máy móc cũ cho phù hợp với chủng loại công nghệ”.

“Tôi cảm nhận được tiềm năng của vùng Kansai lớn và nhu cầu hợp tác với chúng ta còn cao. Chúng tôi đề nghị có cách tiếp cận mới, các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến đầu tư, chúng ta hãy đầu tư những khu công nghiệp, cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vùng Kansai tại Việt Nam. Tại đó có sẵn mặt bằng đất đai, hạ tầng giao thông, điện, nước, công nghệ thông tin... Như vậy sẽ giảm chi phí thấp nhất” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị.

Bộ trưởng Dũng cũng cam kết sẽ rà soát lại hệ thống thủ tục hành chính để "giảm thiểu đến mức thấp nhất".

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định thông qua các cuộc đối thoại, lắng nghe ý kiến, cá nhân ông và các thành viên Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy một số vấn đề về thủ tục hành chính, tín dụng, cơ sở hạ tầng cần tiếp tục cải thiện, hoàn thiện hơn nữa. Tuy nhiên, cơ hội hợp tác giữa hai bên chưa bao giờ thuận lợi như lúc này.

“Lần đầu tiên Thủ tướng Abe đến dự một hội nghị xúc tiến đầu tư và phát biểu. Ông nói với tôi rằng chúng ta là những người bạn thân thiết nhất. Việt Nam rất tín nhiệm người Nhật Bản, làm ăn với Nhật Bản rất là tốt” - Thủ tướng nói.

Sáng cùng ngày, trước khi rời Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với các chủ tịch tập đoàn lớn là thành viên Liên đoàn Kinh tế Keidanren, Nhật Bản. Cuộc đối thoại cởi mở và có sự tham dự của Chủ tịch Keidanren Sadayuki Sakakibara.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng cũng dự lễ giới thiệu của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific về các sản phẩm mới trên đường bay đi/đến Osaka. Đường bay Hà Nội - Osaka sẽ sử dụng máy bay Boeing 787-9 đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế.

“Chúng tôi thấy ở Việt Nam vướng mắc nhất là thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, còn mất nhiều thời gian

 

Ông Yasuyuki Hirotomi (phó chủ tịch cấp cao của Công ty Kyoei)
LÊ KIÊN (Từ OSAKA)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên