05/02/2024 19:56 GMT+7

Ai đã thực sự bắn hạ máy bay Il-76 của Nga?

Có nguồn tin cho rằng chiếc máy bay chở theo 65 tù nhân Ukraine bị Pháp bắn hạ, nhưng cũng có thông tin lại nói rằng Il-76 bị bắn bằng hệ thống tên lửa Patriot chỉ người Mỹ mới có thể vận hành.

Hiện trường vụ rơi máy bay chở theo 65 tù nhân Ukraine hồi cuối tháng 1 ở sát biên giới Nga - Ukraine - Ảnh: ASIA TIMES

Hiện trường vụ rơi máy bay chở theo 65 tù nhân Ukraine hồi cuối tháng 1 ở sát biên giới Nga - Ukraine - Ảnh: ASIA TIMES

Theo trang Asia Times, vụ bắn rơi máy bay Ilyushin Il-76 của Nga đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc ai đã ra lệnh thực hiện vụ việc này.

Liệu vụ việc có được thực hiện theo lệnh của Tổng cục Tình báo quân đội Ukraine (GUR) và nhà lãnh đạo quân sự - giám đốc GUR Kyrylo Budanov - có liên quan đến vụ việc trên dưới bất kỳ hình thức nào hay không.

Il-76 - “đặc sản” của phi đội quân sự Nga

Chiếc Il-76 có bốn động cơ phản lực này là đặc sản của phi đội máy bay quân sự Nga. Bên cạnh đó, dòng máy bay này cũng được phục vụ với vai trò dân sự.

Chiếc máy bay vận tải quân sự Il-76 chở 74 người, trong đó có 65 tù nhân Ukraine đã bị bắn hạ trên không phận khu vực Belgorod của Nga, nơi giáp Ukraine vào ngày 24-1. Tất cả 74 người trên chiếc máy bay đều thiệt mạng.

Theo đánh giá từ video và hình ảnh hiện trường, chiếc máy bay có thể bị hai tên lửa bắn hạ khi đang ở độ cao 1.500m, một trong số hai tên lửa đó làm nổ tung động cơ ở mạn phải của chiếc máy bay.

Ở thời điểm bị bắn hạ, chiếc máy bay đang hoạt động trên không phận Nga nhưng ở sát biên giới với Ukraine, nơi thường xuyên bị tấn công bởi các tên lửa, máy bay không người lái (drone) và pháo binh của Ukraine.

Báo cáo của Matxcơva cho hay các phi công đã phải nỗ lực rất nhiều để đưa máy bay tránh khỏi khu vực đông dân cư ở Belgorod.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế về vụ việc. Hiện vẫn chưa biết phía Mỹ liệu có tham gia vào cuộc điều tra hay không nhưng rất có khả năng Washington sẽ không tham gia điều tra, trang Asia Times nhận định.

Ai thực sự đứng sau vụ việc?

Khu vực Belgorod thường xuyên là mục tiêu của tên lửa, máy bay không người lái (drone) và pháo binh Ukraine. Hầu hết các hoạt động này được thực hiện bởi lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz của Ukraine, dưới sự kiểm soát của GUR do chính ông Budanov đứng đầu, theo Asia Times.

Tuần trước, hai nguồn thạo tin nói với Đài CNN rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sa thải tướng Valerii Zaluzhny - một vị tướng lĩnh cấp cao nổi bật của Ukraine và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine.

Song song với đó cũng xuất hiện một luồng thông tin cho rằng giám đốc GUR Budanov sẽ được đảm nhận chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine thay ông Zaluzhny.

Ban đầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Il-76 bị trúng tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất, hoặc trúng tên lửa của Pháp, cụ thể là hệ thống phòng không SAMP-T của Pháp và Ý gửi đến Ukraine.

Khi người Nga thu thập bằng chứng về vụ việc, họ không tìm thấy những gì liên quan đến tên lửa của Pháp nhưng trái lại, họ tìm thấy các bộ phận của tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất, bao gồm cả số series của tên lửa.

Tên lửa tấn công chiếc máy bay được xác định là MIM-104A, loại tên lửa Patriot đời đầu được sản xuất vào đầu những năm 1980.

Phía Pháp cũng xác nhận hai tên lửa Patriot đã bắn hạ chiếc máy bay chở tù nhân Ukraine.

Đáng chú ý, khẩu đội Patriot của Ukraine được đặt tại khu vực làng Lyptsi, thuộc vùng Kharkov, nơi nằm trong tầm bắn của những tên lửa Patriot kiểu cũ, khiến giả thuyết chiếc Il-76 của Nga bị tên lửa Patriot bắn hạ càng thêm thuyết phục.

Nga công bố video Nga công bố video 'tù nhân Ukraine lên máy bay Il-76'

Ủy ban điều tra Nga công bố video cho là một đoàn xe gồm sáu xe buýt vận chuyển tù binh chiến tranh Ukraine tiến đến chiếc Il-76. Matxcơva cáo buộc Kiev bắn hạ máy bay này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên