20/07/2023 15:21 GMT+7

Các nhà thiên văn học tìm thấy ngôi sao ‘thây ma’ hai mặt kỳ lạ

Đó là ngôi sao lùn trắng được các nhà thiên văn đặt biệt danh Janus có một bên là khí heli, một bên là khí hydro.

Sao "thây ma" còn gọi là sao lùn trắng Janus hai mặt - Ảnh: INKL

Sao "thây ma" còn gọi là sao lùn trắng Janus hai mặt - Ảnh: INKL

Nhà thiên văn học của Viện Công nghệ California (Caltech), cô Ilaria Caiazzo, đã phát hiện xác một ngôi sao đã chết, đó là một sao lùn trắng hai mặt kỳ lạ.

Sao lùn trắng là tàn dư của sao, nên còn gọi là sao "thây ma".

Đây là phần còn lại của một ngôi sao khí đã cạn kiệt năng lượng và chỉ còn lại lõi nhỏ. Chúng phát sáng yếu ớt với nhiệt lượng còn dư và từ từ sẽ nguội đi theo thời gian.

Điều kỳ lạ, sao thây ma này lại có một bề mặt bao gồm khí hydro, trong khi bề mặt kia bao gồm khí helium. Vì vậy nhóm nghiên cứu đặt tên nó là sao Janus - tên vị thần hai mặt của người La Mã.

Trong một bài nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Nature, Caiazzo cho biết phát hiện này có thể thay đổi cách chúng ta hiểu về thế giới bên kia của những ngôi sao có kích thước khiêm tốn, bao gồm cả Mặt trời của chúng ta.

Ngôi sao Janus lần đầu tiên xuất hiện trên radar của Caiazzo, khi cô thực hiện quét bầu trời đêm từ Đài quan sát Palomar của Catletch ở California.

Các quan sát sâu hơn từ Palomar cho thấy ngôi sao Janus cứ sau 15 phút lại quay một vòng. Các quan sát bổ sung được cô Caiazzo thực hiện với Đài quan sát Keck ở Hawaii bằng máy quang phổ.

Đây là một thiết bị có thể xác định các hợp chất hóa học trong ánh sáng, dựa trên cách các nguyên tố khác nhau hấp thụ các bước sóng khác nhau. Từ đó cô Caiazzo phát hiện bản chất hai mặt độc đáo của ngôi sao.

Caiazzo nói: “Tôi có thể chụp một quang phổ mỗi phút khi nó quay, và nó hoàn toàn thay đổi từ chỉ hiển thị hydro sang hiển thị helium trực tuyến. “Khi mọi người nhìn vào những quang phổ này, họ hoàn toàn bị choáng ngợp".

Theo nhóm nghiên cứu của cô Caiazzo, sao lùn trắng Janus có thể trong quá trình chuyển đổi từ một sao lùn trắng ấm hơn chủ yếu là khí hydro sang một sao lùn trắng lạnh hơn chủ yếu là helium.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ quá trình chuyển đổi đó sẽ kéo dài bao lâu. Caiazzo đã quan sát Janus hơn 7 năm nay và nó vẫn ổn định. Và tại sao nó không xảy ra trên toàn bộ bề mặt của sao lùn trắng cùng một lúc? Đó là câu hỏi mà cô Caiazzo và các đồng nghiệp tiếp tục đi tìm lời giải.

Dù bằng cách nào, “chính sự tương tác giữa lực hấp dẫn rất mạnh trên bề mặt của sao lùn trắng, từ trường và sự đối lưu, có thể tạo ra loại vật thể hai mặt này”, Caiazzo nói.

Bước tiếp theo của Caiazzo và các đồng nghiệp là tiếp tục tìm kiếm thêm những sao lùn trắng khác thường này, trong số 500.000 sao lùn trắng hiện diện ở vũ trụ. "Đây là một cuộc tìm kiếm lâu dài", cô Caiazzo nói.

Chở kính thiên văn lên cho học trò miền núi ngắm bầu trờiChở kính thiên văn lên cho học trò miền núi ngắm bầu trời

TTO - 'Em có học môn khoa học tự nhiên nhưng trong sách không có hình ảnh về các thiết bị như hôm nay, nên em mới trả lời sai. Đây là lần đầu tiên em thấy kính thiên văn, được ngắm nhìn bầu trời thông qua kính thiên văn', cô học trò lớp 5 chia sẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên