19/03/2023 20:53 GMT+7

Doanh nghiệp game Việt Nam phát triển rời rạc, thiếu gắn kết

Game là ngành công nghiệp tỉ đô đang được nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh. Việt Nam đầy tiềm năng nhưng các doanh nghiệp game phát triển rời rạc, thiếu gắn kết, khó tạo sự bùng nổ.

Doanh nghiệp game Việt Nam phát triển rời rạc, thiếu gắn kết - Ảnh 1.

Việt Nam có đến 28,4 triệu người chơi game - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Tại hội nghị kết nối mở rộng thị trường ngành game Việt Nam với chủ đề "Tầm nhìn mới cho game Việt" diễn ra ngày 18-3 ở TP.HCM, ông Lê Quang Tự Do - cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho rằng: 

"Các doanh nghiệp game tại Việt Nam vẫn đang sản xuất, phát hành trò chơi điện tử trên cơ sở hoạt động độc lập và chưa có sự gắn kết với nhau để cùng thúc đẩy ngành công nghiệp game phát triển trong bối cảnh bùng nổ công nghệ như hiện nay".

Nhiều thách thức với game Việt

Cùng với đó là những điểm trừ trong nhận thức của cộng đồng về ngành này. Trong tư duy của nhiều người Việt, game là vô bổ, thậm chí có hại và theo "nghiệp game" thì khó có tương lai. 

Thế nhưng tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, game là ngành công nghiệp không khói có đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia. 

Điều này dẫn đến vấn đề nhức nhối thứ hai của ngành là nguồn nhân lực và tài chính. Vì những sai lầm trong nhận thức nên ngành game Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực chất lượng cao, đặc biệt ở lĩnh vực lập trình game

Là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực này, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử hiện đang tổ chức nhiều chương trình, hội nghị nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các studio game trong ngành.

Từ đó tạo điều kiện để các dự án game trong nước tận dụng tốt tất cả các nguồn lực cũng như khai thác các tiềm năng còn bỏ ngỏ của ngành game Việt Nam. 

Tìm cách đưa game Việt thoát định kiến

Theo chia sẻ của ông Lê Quang Tự Do, đây là "công cuộc giúp ngành game thoát khỏi những định kiến đã xưa cũ và là điểm chạm giúp các doanh nghiệp game, các tổ chức có liên quan cùng các quỹ đầu tư kết nối với nhau chặt chẽ hơn, hướng tới mục tiêu chung là phát triển toàn diện".

Đồng quan điểm, ông Thái Thanh Liêm, CEO studio game Topebox, cũng cho rằng các doanh nghiệp trong nước cần hợp tác để phát triển ngành game Việt rộng hơn ra khu vực và thế giới. 

"Nhiều studio game lớn trên toàn cầu đang cùng nhau hợp tác, tận dụng các thế mạnh của nhau để hỗ trợ các công ty trong ngành phát triển. Việc hợp tác này đã tạo ra các sản phẩm có sức lan tỏa rộng hơn", ông Liêm ví dụ.

Ông Liêm cũng cho biết hiện trong nước, Topebox đang bắt tay cùng một số studio lớn để hợp tác cùng nhau, cả về con người lẫn tài chính, để làm ra các tựa game quy mô toàn cầu. 

"Đặc biệt, sắp tới Topebox sẽ ra mắt MIMILAND, một nền tảng mà ở đó các lập trình viên, studio game trong nước có thể đưa game của mình vào cùng tham gia. Ngoài ra, người chơi game cũng có thể đưa các tài sản trong các game khác nhau vào nền tảng này để chơi và các lập trình game có thể tái sử dụng các tài sản có sẵn để tạo và ra mắt những tựa game mới…", ông Liêm chia sẻ.

Tìm cách thoát định kiến và hướng phát triển cho ngành game Việt NamTìm cách thoát định kiến và hướng phát triển cho ngành game Việt Nam

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đang kết nối các nhà làm game, doanh nghiệp phát hành game trong nước, nhằm tìm cách xây dựng, phát triển ngành công nghiệp game Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên