22/03/2024 11:16 GMT+7

Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt bom FAB-3000 nặng 3 tấn

Ngày 21-3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này đã bắt đầu sản xuất hàng loạt bom FAB-3000 nặng 3 tấn được thả từ trên không.

Những quả bom FAB-1500 và FAB-3000 của Nga - Ảnh: ZVEZDANEWS

Những quả bom FAB-1500 và FAB-3000 của Nga - Ảnh: ZVEZDANEWS

Hãng tin Sputnik dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga: "Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã được báo cáo về hoạt động sản xuất bom FAB-500 tăng lên nhiều lần tại doanh nghiệp, việc sản xuất bom FAB-1500 đã tăng gấp đôi, và kể từ tháng 2 năm nay, việc sản xuất hàng loạt bom FAB-3000 đã được triển khai".

Bộ trưởng Shoigu nhận được báo cáo trên khi ông có chuyến thị sát tại một trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng ở tỉnh Nizhny Novgorod của Nga.

Hiện không rõ chính xác lý do Nga sản xuất hàng loạt bom FAB-3000. Động thái này diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine bước vào năm thứ ba.

Theo trang Mil.in.ua (Ukraine), FAB-3000 là loại bom có sức nổ mạnh, được phát triển cho máy bay ném bom Tu-4 năm 1946. Sau đó máy bay Tu-16 và Tu-22 được trang bị loại bom này.

FAB-3000 nặng 3 tấn và dài hơn 3 mét, với trọng lượng thuốc nổ 1,4 tấn.

Bom FAB-3000 được thiết kế chủ yếu để phá hủy các cơ sở công nghiệp, đô thị và cảng.

Theo Hãng tin Sputnik, các chuyên gia quân sự Nga chỉ ra những loại bom mà Nga tăng cường sản xuất nói trên có thể "san bằng các công sự của quân đội Ukraine và khiến các hệ thống phòng không hiện có tại đây trở nên bất lực".

Chẳng hạn tiêm kích Su-34 của Nga có thể thả 2 quả bom FAB-1500 (loại bom nặng 1,5 tấn) và phá hủy - chỉ trong một đòn tấn công - các công sự phòng thủ và các lực lượng đối phương trên diện tích 4km2 tính từ tiền tuyến.

Những ngày qua Ukraine luôn lên tiếng tố cáo "tội ác của lực lượng Nga" khi thả bom và phóng tên lửa trúng các mục tiêu dân sự ở Ukraine, làm nhiều thường dân thương vong và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.

Nga nói dùng Nga nói dùng 'bom chân không' diệt 300 đặc nhiệm Ukraine, vũ khí này mạnh cỡ nào?

'Bom chân không' hay bom nhiệt áp gây tranh cãi vì chúng có sức tàn phá lớn và có tác động khủng khiếp đến bất kỳ ai nằm trong bán kính vụ nổ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên