18/04/2024 09:30 GMT+7

Nói phét dễ vậy sao?

Chuyện cầu mưa, tiến sĩ làm văn bản giới thiệu, liệu có vô can?

Mấy hôm nay đọc thông tin một tiến sĩ đã giới thiệu một người tự nhận có khả năng cầu nguyện gọi mưa cho TP.HCM. Chuyện lạ không phải ở chỗ ông này có khả năng cầu mưa gọi gió hay cầu cho cây lúa không ngã đổ, mà ở chỗ chuyện này đã được tin tưởng và giới thiệu bằng văn bản từ một người làm khoa học.

Chuyện quá lạ lùng trong thời đại khoa học, công nghệ như hiện tại. Con người đã thám hiểm lên Mặt trăng từ lâu! Các hiện tượng tự nhiên đã được lý giải rõ ràng, thuyết phục. Ánh sáng của tri thức, khoa học đang soi rọi vào rất nhiều ngóc ngách của cuộc sống. Không có chỗ cho niềm tin mơ hồ, lý lẽ viển vông. Nên cũng dễ hiểu những nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu về khí tượng thủy văn lên tiếng bác bỏ điều phản khoa học.

Báo chí vẫn thường đưa tin về những vụ tiền mất tật mang vì tin vào cách chữa bệnh dựa vào niềm tin thần quyền, phản khoa học hoặc tin những lời quảng cáo có cánh kiểu như chữa bách bệnh, giảm cân thần tốc không cần tập thể dục. Thay vì tin vào khoa học, có những người do thiếu hiểu biết hoặc do đặt niềm tin sai mà nhận lãnh hậu quả lớn.

Lần nay, chuyện như trong phim trở nên hài hước hơn khi một người làm khoa học có hẳn văn bản giới thiệu đến cơ quan chức năng. Những người đọc thông tin đã nổi nóng giữa trời nóng, người bình tĩnh chỉ cười gọi đây là chuyện tào lao! Trời mưa còn lâu mới thấy, nhưng cơn mưa chỉ trích cái văn bản và người gửi văn bản đã ngập trên mạng xã hội.

Cũng có những người có năng lực đặc biệt nhưng phải có cơ sở khoa học và đã được kiểm chứng chứ không thể bằng lời nói suông mà dân gian gọi là "nổ", là nói phét. Việc nghiên cứu về tiềm năng con người cũng đã từng bị một số cá nhân qua mặt bằng những "năng lực lạ" cho đến khi sự thật phơi bày.

Nay những người khoe năng lực gọi mưa đã có lời xin lỗi. Nhưng như vậy có lẽ chưa đủ. Một kiểu nói quá đã được phóng đại lên thêm. Khoa học không phải là chuyện nói giỡn rồi thôi. Văn bản liên quan đến khoa học không thể làm kiểu đại đùa cho xong khi gửi đến cơ quan chức năng. Ai cũng phải có trách nhiệm về việc phát ngôn của mình. Chuyện nghiêm túc, đừng nói giỡn chơi!

Việc này, sâu xa hơn có thể khiến làm giảm niềm tin vào tổ chức khoa học chân chính, vào những nhà khoa học. Thiết nghĩ từ sự việc này cơ quan chức năng xử lý đến nơi đến chốn, quyết liệt để củng cố niềm tin vào khoa học chân chính.

Những kiểu quảng cáo phóng đại khả năng chữa bá bệnh đang đầy trên mạng cũng cần phải dẹp nhanh. Không thể dung dưỡng kiểu đánh bóng tên tuổi hay trục lợi cá nhân từ việc phát ngôn thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Ông Lê Minh Hoàng Ông Lê Minh Hoàng 'nhận lỗi' vụ nói cầu nguyện sau 4 ngày TP.HCM sẽ có mưa

Ông Lê Minh Hoàng, người tự xưng có khả năng cầu nguyện sau 4 ngày TP.HCM sẽ có mưa và cầu nguyện cho cây lúa ở Hà Nội bớt ngã đổ, đã xin lỗi vì thông tin sai sự thật.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên