09/12/2023 18:25 GMT+7

Phú Yên đột phá thế nào để năm 2030 thành tỉnh phát triển?

Ngày 9-12, HĐND tỉnh Phú Yên ra nghị quyết thông qua quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Sân bay Tuy Hòa (Phú Yên) - Ảnh: D.TH.

Sân bay Tuy Hòa (Phú Yên) - Ảnh: D.TH.

Nghị quyết nêu trên nêu rõ tầm nhìn chiến lược, mục tiêu phát triển, các trụ cột và đột phá để đưa tỉnh Phú Yên trở thành tỉnh phát triển theo hướng hiện đại và bền vững vào năm 2030.

Tầm nhìn chiến lược và mục tiêu phát triển của Phú Yên

Theo nghị quyết, Tầm nhìn đến năm 2050, Phú Yên trở thành tỉnh có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng; phát triển đạt mức khá so với các địa phương trong cả nước, phấn đấu từ năm 2035 tỉnh Phú Yên tự cân đối được ngân sách nhà nước.

Là một trung tâm kinh tế biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ; là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Các đại biểu HĐND tỉnh Phú Yên nhấn nút thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 - Ảnh: ANH NGỌC

Các đại biểu HĐND tỉnh Phú Yên nhấn nút thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 - Ảnh: ANH NGỌC

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030: Phấn đấu đến năm 2030, Phú Yên trở thành tỉnh phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Kinh tế phát triển dựa trên lợi thế biển với các trụ cột công nghiệp (luyện kim, lọc, hóa dầu, năng lượng...), du lịch dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vận tải biển và logistics.

Thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, cải thiện mạnh môi trường đầu tư kinh doanh, trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, môi trường sống được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng, an ninh được tăng cường.

3 trụ cột phát triển

Một là, công nghiệp - xây dựng đô thị. Phú Yên tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp tỉnh có lợi thế và tạo cơ sở phát triển của tỉnh trong dài hạn. Thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như luyện kim; lọc, hóa dầu; sản xuất năng lượng... vào Khu công nghiệp Hòa Tâm và đầu tư xây dựng Cảng Bãi Gốc.

Cùng với đó thu hút phát triển một số ngành công nghiệp như chế biến nông, lâm, thủy sản chất lượng cao; hóa chất (hóa dược…); cơ khí - chế tạo; công nghiệp gắn với công nghệ số; dệt may; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng …

Một góc phía nam TP Tuy Hòa (Phú Yên) nhìn từ trên cao - Ảnh: D.TH.

Một góc phía nam TP Tuy Hòa (Phú Yên) nhìn từ trên cao - Ảnh: D.TH.

Phát triển đô thị xanh, bền vững gắn với bản sắc của Phú Yên, đô thị hóa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng chuỗi đô thị ven biển xanh và thân thiện môi trường, trung tâm công nghiệp, du lịch, dịch vụ cảng biển và logistics.

Phát triển TP Tuy Hòa trở thành đô thị biển với hệ thống công viên, cây xanh và có rừng trong trung tâm thành phố; phát triển mở rộng địa giới hành chính của thành phố để đảm bảo tiêu chí đô thị loại I; trở thành đô thị hạt nhân, trung tâm động lực tổng hợp toàn tỉnh.

Phát triển đô thị Sông Cầu là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh, là thành phố du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng của vùng là đô thị du lịch vệ tinh cho TP Quy Nhơn.

Hai là, dịch vụ - du lịch. Phát triển thương mại dịch vụ tỉnh Phú Yên gắn với hiện đại hóa hạ tầng thương mại nhằm kết nối mở rộng thị trường khu vực và cả nước.

Tập trung thu hút đầu tư phát triển cảng nước sâu Bãi Gốc làm cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp và phát triển cảng biển Vũng Rô trở thành cảng du lịch. Hình thành một số trung tâm logistics.

Phát triển du lịch với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, đa dạng sản phẩm du lịch; giàu bản sắc văn hóa; từng bước hình thành các trung tâm du lịch lớn, đáp ứng tiêu chuẩn du lịch quốc gia và quốc tế; phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong năm 2030.

Ba là, nông - lâm - thủy sản. Phát triển nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững, hình thành các vùng nguyên chuyên canh quy mô lớn (như vùng cây ăn quả, cây dược liệu...), có giá trị gia tăng cao gắn với hình thành chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương trong tỉnh.

Cá ngừ đại dương về cảng Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên) - Ảnh: ANH NGỌC

Cá ngừ đại dương về cảng Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên) - Ảnh: ANH NGỌC

3 đột phá phát triển

Thứ nhất, cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện, nâng dần vị trí xếp hạng các chỉ số của tỉnh lên thuộc nhóm tốt của cả nước.

Phát triển các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số mới vào cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đô thị thông minh và từng bước chuyển đổi sang chính quyền số.

Tháp Nghinh Phong, biểu tượng du lịch mới ở TP Tuy Hòa - Ảnh: D.TH.

Tháp Nghinh Phong, biểu tượng du lịch mới ở TP Tuy Hòa - Ảnh: D.TH.

Thứ hai, huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, nhất là đất đai, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Trong đó, trọng tâm là ưu tiên phát triển (1) Hạ tầng giao thông với tuyến đường ven biển, các trục giao thông chính gắn kết với các trung tâm, các đầu mối giao thương lớn của vùng và cả nước; các nút giao thông kết nối với cao tốc Bắc - Nam, tuyến kết nối cảng biển; tuyến quốc lộ kết nối trực tiếp với tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai) tạo liên kết phát triển vùng;

(2) Khu kinh tế Nam Phú Yên với hạt nhân là phát triển cảng nước sâu Bãi Gốc và Khu công nghiệp Hòa Tâm nhằm phát huy lợi thế nằm gần đường hàng hải quốc tế để thu hút đầu tư phát triển các dự án luyện kim, lọc, hóa dầu; năng lượng; ...;

(3) Chuỗi đô thị ven biển với trung tâm là thành phố Tuy Hòa mở rộng - cực tăng trưởng của tỉnh; (4) Một số cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc tế và y tế chất lượng cao;

(5) Hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, xã hội số.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, năng động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Huy động mạnh mẽ nguồn lực ngoài nhà nước để tập trung phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khơi dậy mạnh mẽ ý chí, khát vọng phát triển và phát huy giá trị, truyền thống, bản sắc văn hóa đặc trưng của tỉnh vào phát triển.

Quy hoạch khu công nghiệp của Phú Yên có Quy hoạch khu công nghiệp của Phú Yên có 'thủ phủ hàng không'

Phú Yên đang trình quy hoạch hình thành mới Khu công nghiệp Đông Hòa Vinh thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên, trong đó dự kiến có 'thủ phủ hàng không'.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên