Sau nhiều tháng ngày chăm bón, vườn vải thiều gia đình chị Nguyễn Thị Minh Thùy (Lục Ngạn, Bắc Giang) đã đến lúc thu hoạch. Với chị, mùa vải năm nay vừa giống, nhưng cũng vừa khác xưa.

"Không bõ công bao ngày chăm sóc, đợt vải năm nay vẫn làm hài lòng người trồng lẫn người mua nhờ mỏng vỏ, bên ngoài đỏ hồng trơn nhẵn, bên trong cùi dày, hạt nhỏ, ngọt sắc", chị Thùy tự hào mô tả về đặc sản quê nhà.

Quả vải thiều Lục Ngạn, nhờ hợp thổ nhưỡng, hợp khí hậu, lại được người trồng chăm sóc cẩn thận nên giữ được danh tiếng, không chỉ ở thị trường nội địa, mà còn được xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Úc, châu Âu. Uy tín chất lượng bao đời được giữ vững khiến chị Thùy khấp khởi vui mừng.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 1.

Trong những năm gần đây, kênh bán hàng online phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau dịch COVID-19. Nhiều sàn thương mại điện tử, các nền tảng công nghệ tham gia hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản, qua đó quả vải được đưa lên chợ “số”. Chị Thùy đã nghe đến các kênh tiêu thụ này từ hồi dịch COVID-19, nhưng mãi đến năm ngoái, chị mới nhận ra “sức nóng” và sự hiệu quả của nó.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 2.

Với gia đình nhà nông nhiều năm gắn bó với vườn vải như nhà chị Thùy, thành công của một vụ vải quyết định nguồn thu nhập chính của cả năm và vốn đầu tư cho niên vụ tới. Từ thời bố mẹ, chị đã chứng kiến những năm may mắn “thiên thời" góp phần cho quả vải chất lượng tốt, nhưng “địa lợi" và “nhân hòa" không đủ, khiến đầu ra bấp bênh.

Tùy năm, có khi sớm, có khi muộn hơn mốc ngày 10-6, đây là lúc vải thiều chín rộ cần thu hoạch. Bà con nông dân ở vùng đồi núi Lục Ngạn thức trắng đêm với vải. Nhà nào cũng vậy, vào khoảng 2-3h sáng, người lớn thì tất bật hái những chùm vải còn đọng sương đêm, còn người già và trẻ con ngồi tuốt lá, bó cẩn thận thành từng chùm 3-5kg ngay tại vườn.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 3.

Các bó vải được đóng lên các xe, có khi nặng đến 2 tạ mà bố mẹ chị Thùy, rồi sau này đến thế hệ chị cùng thanh niên khắp vùng phải “chạy đua với mặt trời" để đến các chợ vải họp từ 5h sáng. “Nếu bán được giá thì hôm đó vui vẻ, bữa không bán được thì đổ ra đường đứng, chờ đợi người mua", chị Thùy nhớ lại những ngày bấp bênh. Những hình ảnh đó không xa, những năm trước khi dịch bùng phát, cũng vẫn thường như thế.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 4.

Đến khi có dịch COVID-19 lại càng ngặt nghèo vì người nông dân không thể chen chúc chạy đua, hay chở vải ra đường chờ cơ hội. Vải khi ấy, dù ngon hay dở, chất lượng cao hay thấp đều cùng số phận “chấp nhận” đi theo các chương trình giải cứu để tìm đầu ra. “Thời điểm ấy khó khăn, cũng có đầu ra nhưng rất tiếc cái công sức", chị Thùy nhớ lại.

“Bữa cơm của nhà có thêm thịt cá, mấy đứa nhỏ đi học có thêm mấy bộ đồ mới, hay dự tính đổi xe mới để tiện di chuyển cũng đều nhờ vườn vải. Năm dịch hầu như mấy chuyện không tròn, nhưng hai năm nay đã và sẽ khác", chị Thùy nói.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 5.

Nhưng những ngày bấp bênh dần đi qua. Chị Thùy là một trong 13 thành viên của Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh, tổng diện tích vườn vải của hợp tác xã lên đến 15 héc ta. Năm 2022, hợp tác xã “bén duyên” với dự án GrabConnect. Theo đó, dự án sẽ giới thiệu và kết nối vải thiều của Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh với các đối tác đang kinh doanh trên nền tảng Grab, trong đó có các đối tác cửa hàng GrabMart đang kinh doanh trái cây.

Nhờ vậy, vải thiều của Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh có thêm một đầu ra ổn định, đồng thời được “số hóa” nhờ lên chợ online. “Phía đội ngũ GrabConnect chủ động trong việc sắp xếp các đơn hàng, nên mình có thể tập trung vào chuẩn bị hàng, đóng gói sản phẩm để giao cho tươi. Bên mình cam kết thu hoạch và giao trong cùng ngày, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng mua qua nền tảng Grab", chị Minh Thùy nói.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 6.

Là chủ một cửa hàng kinh doanh trái cây tươi ở quận 3 (TP.HCM), chị Nguyễn Thị Hoa bắt đầu mở gian hàng trên chợ “số” GrabMart từ đầu năm ngoái. Theo chị Hoa, mong muốn ban đầu của chị là để mở rộng tệp khách hàng ngoài khu vực lân cận, đồng thời cho khách thêm lựa chọn kênh mua hàng, ngoài việc mua trực tiếp tại cửa hàng. Rồi chị được đội ngũ GrabMart giới thiệu dự án GrabConnect đúng vào tháng 6, thời điểm chính vụ của vải thiều Lục Ngạn. Chị quyết định nhập vải thiều về bán thử. Đây cũng chính là những quả vải được thu hoạch từ vườn của Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh mà GrabConnect đang hợp tác.

Nhờ nguồn cung chất lượng tốt, sạp trái cây online của chị Hoa “nổ đơn" liên tục. Không những vậy, khách đến mua tại cửa hàng ai cũng tấm tắc khen ngon và quay lại mua tiếp.

“Lợi thế của mình là được tiếp cận với nguồn vải thiều từ vườn uy tín nên chất lượng được đảm bảo, lượng hàng hóa cũng ổn định, giá cả tốt. Vì vậy, việc còn lại của tôi là nhận đơn, đóng gói hàng cẩn thận và đưa cho shipper giao hàng", chị Hoa chia sẻ.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 7.

Bên cạnh việc tháo gỡ những khó khăn về mặt tiêu thụ, dự án GrabConnect còn hỗ trợ người nông dân giải bài toán “quảng bá”, giúp họ truyền tải câu chuyện về sản phẩm tốt hơn. “Người nông dân không có thời gian, và cũng không biết cách để kể câu chuyện về sản phẩm của mình. Grab đã làm được điều đó, mình hy vọng là sản lượng vải bán được qua các kênh online như thế sẽ tốt hơn trong năm nay” - chị Thùy nói.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 8.

Hành trình số hóa của GrabConnect không chỉ mở ra hướng tiêu thụ mới, ổn định cho người làm nông nghiệp như chị Thùy, mang đến nguồn cung dồi dào, chất lượng cho những cửa hàng trái cây nhỏ lẻ như chị Hoa, mà còn giúp người dùng bận rộn có thể thưởng thức những trái vải tươi chính vụ tươi ngon. Nhờ những đơn hàng được “nổ” liên tục, các bác tài có thêm cơ hội gia tăng thu nhập.

Chỉ mới mấy ngày đầu vải thiều được bán trên chợ “số” GrabMart, nhưng bác Thanh Bình (quận 5, TP.HCM) đã tất bật với nhiều đơn hàng. “Càng có nhiều đơn, tôi càng thấy phấn khởi. Cứ vào độ tháng 5 - 6 là đơn trái cây “nổ” liên tục. Khách mua nào là sầu riêng, măng cụt, vải thiều…, có mấy lần thấy khách mua trái cây tươi ngon quá nên tôi cũng mua vài ký cho nhà", bác chia sẻ.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 9.

Dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen của chị Ánh Dương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ngoài ra, công việc văn phòng bận rộn nên chị cũng không có nhiều thời gian như trước, chị dần chuyển qua đi chợ online trên GrabMart. Theo chị Dương, các cửa hàng thực phẩm mà chị biết đều đã mở thêm kênh bán hàng trên các ứng dụng, nên chị an tâm khi mua hàng.

“Không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức, mình còn tiết kiệm chi phí nhờ có các chương trình ưu đãi. Thậm chí, mình còn dùng được 2-3 ưu đãi trên cùng một đơn hàng cơ", chị Dương chia sẻ.

Quả vải thời có chợ số - Từ vùng đồi Lục Ngạn đến bàn ăn thị thành - Ảnh 10.

Hơn cả câu chuyện đầu ra hay giá bán, quả vải vốn là văn hóa, là sự tự hào của chị Thùy và người Bắc Giang. Vì vậy, nhờ công nghệ và những dự án như GrabConnect, niềm tự hào của họ về đặc sản quê nhà càng trọn vẹn, bởi quả vải vẫn giữ được chất lượng khi đến tay người dùng cuối. 

“Những quả vải mà gia đình tôi hay những nông hộ khác khắp Bắc Giang thức đêm thu hoạch cũng giữ được tiếng thơm bao đời từ màu sắc đến hương vị. Đó là giá trị không thể đong đếm hết bằng tiền", chị Thùy nói. Chị cũng tin rằng những nền tảng công nghệ như Grab chính là nhịp cầu kết nối, giúp quả vải từ vườn sớm có mặt trên khắp các bàn ăn trong gia đình, nơi công sở hay quán xá.






Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên