21/09/2019 12:40 GMT+7

Sa thải HLV Hiddink, 'bệnh' cậy mạnh của Trung Quốc đã hết thuốc chữa?

Q.THẮNG
Q.THẮNG

TTO - Quyết định dứt tình với ông Hiddink khiến Trung Quốc vừa mất tiền, vừa mang tiếng 'cay cú ăn thua' khi 'trảm tướng' chỉ vì một trận đấu giao hữu. Nó cũng cho thấy tư tưởng 'kẻ mạnh' ăn sâu trong bóng đá nước này.

Sa thải HLV Hiddink, bệnh cậy mạnh của Trung Quốc đã hết thuốc chữa? - Ảnh 1.

HLV Hiddink không còn dẫn dắt tuyển U22 Trung Quốc - Ảnh: IC Photo

Hai ngày qua giới truyền thông châu Á xôn xao với câu chuyện HLV lừng danh người Hà Lan Guus Hiddink bị Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) sa thải sau những trận đấu giao hữu không thành công của đội tuyển U22 Trung Quốc mà đỉnh điểm là trận thua U22 Việt Nam 0-2 ngày 8-9.

Quyết định "dứt tình" với ông Hiddink khiến CFA vừa mất tiền, vừa… mất mặt. Bằng chứng là họ phải bỏ ra 1,75 triệu euro để bồi thường hợp đồng cho HLV 72 tuổi này, đồng thời cũng mang tiếng là "cay cú ăn thua" khi "trảm tướng" chỉ vì một trận đấu giao hữu vô thưởng vô phạt.

Không riêng gì chuyện HLV Hiddink, trước đây CFA cũng từng trở thành "trò cười thiên hạ" khi luân phiên thay đổi HLV ở đội tuyển Trung Quốc. Đầu tiên là chọn HLV Marcello Lippi, sau đó chuyển giao cho Fabio Cannavaro, rồi vài tháng sau lại "nối lại tình xưa" với ông Lippi.

Những điều này phản ánh sự bất ổn của bóng đá Trung Quốc và nguyên nhân là do họ luôn tự hào là "thế lực lớn" của bóng đá châu Á dù chưa từng vô địch châu Á và chỉ mới một lần góp mặt ở VCK World Cup 2002. 

Tư tưởng này còn thể hiện ở việc Trung Quốc nhiều lần công khai đặt mục tiêu vô địch World Cup. Vì vậy, trong 10 năm qua, CFA luôn ưu tiên lựa chọn những HLV thuộc loại "hàng hiệu" như: Camacho, Alain Perrin, Lippi, Cannavaro… để "xứng tầm" với bóng đá Trung Quốc.

Vì luôn mang tâm lý của "kẻ mạnh" nên thất bại nào đối với bóng đá Trung Quốc cũng đều… "không thể chấp nhận được", nhất là khi để thua trước những đối thủ bị xem là "kẻ yếu" trong mắt của họ như Thái Lan, Việt Nam dù chỉ là đá giao hữu. 

Đó là lý do tại sao Cannavaro bị buộc từ chức HLV tuyển Trung Quốc sau thất bại trước Thái Lan, rồi ông Hiddink cũng phải ra đi sau khi U22 Trung Quốc thua U22 Việt Nam.

Ở thập niên 1960, Nhật Bản luôn tự nhận mình là "chiếc giày nhỏ" so với bóng đá Việt Nam. Nhờ tinh thần khiêm cung và cầu tiến này, bóng đá Nhật đã phát triển trở thành "đại gia" của châu Á. Còn với bóng đá Trung Quốc, việc luôn mang tư tưởng "lão thiên đệ nhất, ta đệ nhị" thì còn lâu lắm mới khá lên nổi.

Báo Hàn: ‘Thay Hiddink rồi, bóng đá Trung Quốc vẫn khó có vé dự Olympic’ Báo Hàn: ‘Thay Hiddink rồi, bóng đá Trung Quốc vẫn khó có vé dự Olympic’

TTO – Vụ "trảm tướng" của Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) gây nhiều chú ý với truyền thông châu Á. Theo nhận định của trang Spotv (Hàn Quốc), ngay cả việc cố gắng thay đổi trên băng ghế huấn luyện cũng khó giúp U23 Trung Quốc cải thiện tình hình

Q.THẮNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên