08/11/2018 09:11 GMT+7

Sóng gió đợi chờ ông Trump

TS TERRY F. BUSS (Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ) - DIỆU AN chuyển ngữ
TS TERRY F. BUSS (Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ) - DIỆU AN chuyển ngữ

TTO - Kết quả bầu cử giữa kỳ sẽ chia rẽ sâu sắc hơn nước Mỹ về các khía cạnh như ý thức hệ, chủng tộc, các vấn đề về giới, nhập cư, tuổi tác, và lòng yêu nước.

Sóng gió đợi chờ ông Trump - Ảnh 1.

Kết quả bầu cử giữa kỳ khiến ông Trump đối mặt nhiều khó khăn trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống - Ảnh: REUTERS

Cử tri Mỹ đã gửi đi những thông điệp khác nhau về màn trình diễn của ông Trump trong hai năm qua thông qua kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ đầy kịch tính: phe Cộng hòa đánh mất quyền kiểm soát Hạ viện về tay Dân chủ nhưng vẫn chiếm đa số ở Thượng viện.

Kết quả bầu cử này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với 2 năm sắp tới trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump? Có 4 điều sau: 

1. Tổng thống Trump sẽ có quyền bổ nhiệm thẩm phán liên bang dù vấp phải phản đối từ phe Dân chủ. 

2. Thế bế tắc thường xuyên khi ông hay Đảng Dân chủ muốn Quốc hội thông qua dự luật của mình.

3. Khả năng nắm chính quyền và điều hành của Tổng thống sẽ gần như bị vô hiệu hóa hoàn toàn. 

4. Tổng thống Trump sẽ tìm mọi cách qua mặt Quốc hội và tăng cường sức mạnh hành pháp của mình, thậm chí dù có thể là trái luật.

Các quyết định bổ nhiệm tư pháp kể cả ở cấp Tòa án tối cao của ông Trump có khả năng cao là sẽ được thông qua dù phải chống lại phe Dân chủ và các nhóm đấu tranh khác. Các quyết định bổ nhiệm của ông Trump sẽ phải được Thượng viện ủng hộ, và với việc Đảng Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện thì điều này là chuyện tất nhiên.

Dưới trào cựu tổng thống Barack Obama, phe Dân chủ kiểm soát các tòa án giúp bảo vệ các chính sách của ông Obama không bị bác bỏ. Tuy nhiên, khi Trump lên nắm quyền, ông ấy đã sử dụng Thượng viện do Cộng hòa kiểm soát một cách khôn ngoan để bắt đầu thay thế các thẩm phán Dân chủ bằng các thẩm phán có khuynh hướng Cộng hòa.

Với kết quả bầu cử giữa kỳ mới đây, nhánh lập pháp ở Hạ viện của phe Dân chủ sẽ gặp trở ngại ở Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát và ngược lại.

Hạ viện do phe Dân chủ nắm sẽ nỗ lực khôi phục chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia vốn thất bại dưới trào tổng thống Obama. Chăm sóc sức khỏe là vấn đề trọng tâm tranh cử giữa kỳ của Dân chủ và họ đã thất bại trong việc hiện thực hóa chương trình này trong một thập kỷ qua.

Dân chủ cũng sẽ nỗ lực bãi bỏ kiểm soát biên giới quốc gia để dân nhập cư bất hợp pháp tràn vào thông qua những đường biên mở. Họ cũng sẽ cản trở các nỗ lực chống nhập cư bất hợp pháp của ông Trump. Trong mắt những người Cộng hòa, người nhập cư bất hợp pháp chính là những cử tri ủng hộ cho Đảng Dân chủ.

Về các vấn đề quốc tế, bao gồm thương mại và an ninh quốc gia, ông Trump vẫn có quyền lực khá đáng kể. Quốc hội sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn tổng thống rút khỏi các thỏa thuận thương mại như TPP. 

Ngoài ra, ông Trump có thể đơn phương áp lệnh trừng phạt kinh tế đối với các quốc gia khác. Gần đây nhất ông đã áp lệnh trừng phạt với Iran, Triều Tiên, và Nga. 

Ông Trump cũng có thể ra lệnh đưa binh sĩ ra chiến trường như ông đã làm ở Syria và Trung Đông. Tổng thống Trump có uy quyền trong quan hệ với các nước khác, bao gồm Trung Quốc.

Tóm lại, kết quả bầu cử giữa kỳ sẽ chia rẽ sâu sắc hơn nước Mỹ về các khía cạnh như ý thức hệ, chủng tộc, các vấn đề về giới, nhập cư, tuổi tác, và lòng yêu nước. 

Sự chia rẽ này ngày càng cực đoan hơn, không chỉ đến từ các chính sách của ông Trump mà còn từ những hành vi bất thường của ông ấy, cũng như việc phe Dân chủ ngày càng nghiêng về cánh tả.

Đáng tiếc là chính quyền Mỹ sẽ trở nên bất ổn và bế tắc hơn, một điều không tốt chút nào trong một thế giới ngày càng bất ổn. Một vấn đề đáng lo ngại khác là mặc dù nước Mỹ tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng những bất đồng ngày càng sâu rộng sẽ khiến nó không thể tận dụng được các cơ hội đang sẵn có.

Dù thế nào đi nữa, nước Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức nan giải về quản trị chính quyền trong những năm sắp tới.

Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ: Cử tri đã thể hiện quyền lực qua lá phiếu Bầu cử giữa kỳ ở Mỹ: Cử tri đã thể hiện quyền lực qua lá phiếu

TTO - Số cử tri đi bỏ phiếu trong ngày 6-11 được dự báo cao hơn nhiều so với các cuộc bầu cử giữa kỳ trước đó. 80% số cử tri đã đăng ký "chắc chắn đi bỏ phiếu" hoặc đã bỏ phiếu.

TS TERRY F. BUSS (Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ) - DIỆU AN chuyển ngữ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên