Trường chấm dứt hợp đồng, một giảng viên cầu cứu

Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với một tiến sĩ, lý do giảng viên này 3 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.

Khoa kỹ thuật hóa học Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - nơi ông Huỳnh Khánh Duy giảng dạy - Ảnh: N.T.

Khoa kỹ thuật hóa học Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - nơi ông Huỳnh Khánh Duy giảng dạy - Ảnh: N.T.

TS Huỳnh Khánh Duy - giảng viên bộ môn kỹ thuật hóa hữu cơ, khoa kỹ thuật hóa học Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - gửi đơn khiếu nại khắp nơi sau khi bị nhà trường chấm dứt hợp đồng làm việc.

Giảng viên nói "không được phân công giảng dạy"

Ông Huỳnh Khánh Duy công tác tại Trường đại học Bách khoa từ ngày 1-5-2002 đến nay với chức danh giảng viên. Vừa qua trường ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với ông Duy kể từ ngày 1-11, vì lý do giảng viên này 3 năm liền bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (năm 2020, 2021 và 2022).

Tuy nhiên, ông Duy cho rằng: "Việc nhà trường đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi vì lý do nêu trên là không khách quan, không đúng pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi". Đồng thời ông cho biết ông không được trưởng khoa, trưởng bộ môn phân công giảng dạy đầy đủ trong 3 năm theo quy định.

Trước năm 2020, ông được phân công giảng dạy nhiều môn. Ngoài giảng dạy đại học (tiếng Anh và tiếng Việt), ông còn được phân công giảng dạy cao học. Tuy nhiên từ các năm 2020, 2021 và 2022, ông không còn được phân công giảng dạy đầy đủ.

Theo ông, việc ông không đạt điểm ở mức hoàn thành nhiệm vụ còn do ông không được phân công làm giáo viên chủ nhiệm theo quy định của trường.

"Điều này ảnh hưởng không nhỏ, dẫn đến làm tăng định mức khối lượng công việc của tôi. Ngoài ra, năm 2020 và 2021, do đại dịch COVID-19 nên tôi không thể nghiên cứu để xuất bản bài báo khoa học, dẫn đến số giờ nghiên cứu khoa học không cao", ông cho hay.

Tuy nhiên, năm 2023, TS Duy được Đại học Quốc gia TP.HCM phê duyệt đề tài nghiên cứu cấp đại học quốc gia loại B, là chủ nhiệm của đề tài với kinh phí gần 500 triệu đồng.

Cũng theo giảng viên này, ông đã có giải trình lý do việc bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và đề nghị được tạo điều kiện phân công giảng dạy đúng chuyên môn, nhưng khoa và bộ môn không phản hồi.

"Tôi đã khiếu nại nhưng ngày 24-10, nhà trường đã ban hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với tôi", ông Duy nói.

"Thầy Duy không đăng ký dạy môn nào"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Huỳnh Kỳ Phương Hạ - trưởng phòng tổ chức - hành chính nhà trường - cho hay theo quy định đánh giá xếp loại kết quả lao động của trường, nhiệm vụ công việc giảng viên gồm: nhiệm vụ giảng dạy (nhiệm vụ 1) là giảng lý thuyết, bài tập, thực hành thí nghiệm, hướng dẫn, phản biện, tham gia hội đồng luận án, luận văn, khóa luận, đồ án…

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (nhiệm vụ 2). Nhiệm vụ khác (nhiệm vụ 3) gồm tuân thủ thời gian, quy định làm việc của đơn vị và các nhiệm vụ như học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự cải tiến phương pháp giảng dạy và đóng góp cho hoạt động chung của trường…

"Thầy Duy và các trường hợp 2, 3 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2022 trường đã có công văn nhắc nhở, yêu cầu cá nhân và đơn vị giải trình việc này trước đó. Năm 2022 thầy Duy tiếp tục không hoàn thành nhiệm vụ (năm thứ 3 liên tiếp). Nhà trường chấm dứt hợp đồng theo các văn bản luật pháp hiện hành đối với các trường hợp này", ông Hạ cho biết thêm.

Cũng theo ông Hạ, ban chủ nhiệm khoa và trưởng bộ môn đã có trả lời các khiếu nại của ông Duy bằng văn bản ngày 21-9. Theo đó, với các môn học do bộ môn phụ trách phân công, chủ nhiệm bộ môn thực hiện nguyên tắc "phân công theo khối chuyên môn, năng lực và nhu cầu cá nhân".

Các môn tự chọn ông Duy phụ trách trước nay (nếu có) vẫn giao giảng viên này. Từ học kỳ 2 năm học 2022-2023, trưởng bộ môn đã thông báo để giảng viên đăng ký môn giảng dạy, nhưng ông Duy không đăng ký dạy môn nào.

"Theo bộ môn, sau khi cân đối giờ dạy trong toàn bộ môn từ năm 2017 đến 2022, thầy Duy chưa bao giờ báo bộ môn hay ban chủ nhiệm khoa việc thầy có nhu cầu dạy môn hóa hữu cơ chung. Thậm chí sau này, khi trưởng bộ môn cho đăng ký nguyện vọng dạy môn nào, thầy Duy cũng không hề đăng ký, trong khi các thầy cô khác đều đăng ký.

Ngay cả việc hướng dẫn sinh viên đi thực tập, bộ môn thông báo yêu cầu thầy cô liên hệ nhà máy để đưa sinh viên đi thực tập, thầy Duy cũng không hề làm nhiệm vụ này. Ban chủ nhiệm khoa mỗi năm có ba lần email nhắc thầy cô phải kiểm tra khối lượng giảng dạy và yêu cầu phản hồi.

Tuy nhiên, thầy Duy chưa bao giờ phản hồi hay thắc mắc khiếu nại gì. Việc thầy Duy phản ánh không được giao nhiệm vụ nghiên cứu, không được tham gia nhóm nghiên cứu là không hợp lý và không có cơ sở", ông Hạ cho biết.

Đạt "lao động tiên tiến" nhưng không hoàn thành nhiệm vụ?

"Đáng nói hơn, trong năm 2022, tôi được tặng danh hiệu lao động tiên tiến. Theo Luật Thi đua khen thưởng, để đạt danh hiệu này, viên chức phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao. Nếu căn cứ vào quy định này, năm 2022 tôi phải đã hoàn thành nhiệm vụ nên mới đạt danh hiệu đó", ông Duy nói.

Văn phòng Chính phủ yêu cầu giải quyết khiếu nại của giảng viên bị buộc thôi việcVăn phòng Chính phủ yêu cầu giải quyết khiếu nại của giảng viên bị buộc thôi việc

TTO - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của bà L.T.A.N. - nguyên giảng viên trường, theo thẩm quyền, quy định của pháp luật và thông báo cho Văn phòng Chính phủ biết kết quả giải quyết.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên